Vườn Nước từ nay không còn đại thụ

(Viết trên FB trong những ngày tiễn Cụ Đại Tướng )

Ngày 10.10.2013

Hình ảnh cuối cùng lưu lại trong mình từ ngày cuối của Cuộc Dân Viếng Vĩ Đại này là cảnh những em bé vừa từ nhà Cụ Đại Tướng đi ra.

1374877_453461834770405_1119046162_nDân tộc đã có những lúc tưởng như cạn máu, cạn nước mắt, và lúc tưởng chừng no ấm lại cạn niềm tin vô tư …Nhưng bên hương trầm thờ triệu sinh linh vì nước vong thân, những mầm non vẫn nhú. Thái bĩ, tỏ mờ, lên xuống …là vận. Nhưng thời nào, thịnh hay suy thì cũng ” Còn da lông còn mọc, còn chồi còn nảy cây”. 

Dân là gốc cho chồi nở lại. Dân là da để thay lông đổi cánh Phụng Hoàng.

Ngày 10.10.2013

1381306_453429134773675_559778835_n

Dân lặng lẽ, thân tình bên nhau trong một vòng tròn vĩ đại dài theo bốn đường phố, quây trọn Hoàng Thành xưa.1378809_453456298104292_600075229_n

Dân không khóc, không cố bộc lộ điều gì cho đúng lễ tang. Họ cười với trẻ con, họ hỏi han nhau khi người bên cạnh mệt, họ đọc báo để kiên nhẫn đợi. Đa phần họ im lặng và suy tư.
Dân- thức suốt đêm dán hình Đại tướng, rồi mang đến, kể lạc cả giọng cho thanh niên biết về những ngày khói lửa đã xa.1395287_453428358107086_2004902998_n
Dân – lo cho nhau những bình nước uống miễn phí, chạy xe máy chở bánh mỳ đến mời nhau, đem đến cho nhau những bó hoa.

1390516_453426854773903_1102118477_n-1

1385448_453427004773888_915934098_nDân- không một vỏ bao bánh vất lên hè, lo để mọi thứ gọn gàng, chu tất trong ngày thế này.
Dân- tất tả gọi cứu thương khi người già ốm mệt. Dân – chia cho nhau dải băng tang để phủ lên tấm ảnh. Dân – đang đứng xếp hàng, cả tiếng đồng hồ nhích lên được đoạn ngắn, chỉ cho cô bảo mẫu dắt các cháu lối “vào cửa sau” để viếng.
Dân – xe đông hơn ngày thường, người đông hơn ngày thường, mà chẳng cần nhiều công điều khiển của công an, chẳng có ùn tắc.

1390624_453427084773880_1516898298_n
1395786_453427178107204_1471766277_n

993423_453427774773811_662728573_nKhi chúng ta- người Việt- cùng vào một việc gì do thôi thúc tự tâm can, chúng ta bộc lộ một tính kỷ luật, chu đáo, sáng tạo và đoàn kết đến kỳ lạ. Một bàn tay vô hình của tình yêu và lý trí sắp xếp , hơn bất cứ một bộ óc tổ chức nào.

Tôi đã thấy ánh mắt nhiều khách nước ngoài nhìn dòng người hôm nay. Lạ kỳ trong ngày tang, mà ta nghẹn nỗi niềm hạnh phúc.
Dân là biển.
“Biển ấy, chỉ ai tin thì mới hiểu”
(Chế Lan Viên)

Ngày 9.10.2013

Đứng trong hàng, có lúc sụt sùi với nhau ” Thương Cụ ấy quá, rõ khổ !”, có lúc lại rôm rả chuyện con chuyện cháu; Có lúc kêu nắng quá, than sáng đi không cầm theo quạt. Có lúc rì rầm nghi ngờ : Nước miễn phí uống có đau bụng không?. Có lúc nhấp nhổm muốn gửi chỗ xếp hàng để đi mua bó hoa cúc vàng mới tươi hơn viếng Cụ. Có lúc bực bội: Hay trên kia có chen ngang nên mình lâu chẳng nhích được tẹo nào ? . 

Dân mà.1377203_452708874845701_1015589711_n                                                                                                 

Dậy từ đêm rời nhà đến đợi, hay đi về Hà Nội vượt năm bảy trăm cây số , chân đi dép đen tổ ong , tay xách nải hỏi đường về nhà Đại Tướng ; Kiên tâm lấy ô, lấy quạt, lấy tờ báo che nắng, nén nhịn ( Huyết áp cao? Thoái hoá cột sống ? Đau thần kinh toạ ? Hạ đường huyết…) hàng giờ không rời hàng một phút. Để được vài mươi giây vái người cả đời chưa được gặp…
Dân đấy.

1381949_452710078178914_420530684_n

” Ăn của đất, uống của trời 
Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin ” 
( Trích từ bài thơ “Thường Dân ” của Nguyễn Long )

Ngày 9.10.2013

1380447_452693071513948_1383447810_n

Không phải một lần, tại các buổi gặp hàng ngàn cựu chiến binh, trong binh phục chỉnh tề của bậc Đại Tướng, Cụ nói như thể đang cùng với nhóm bạn già quanh bàn nước:
” Chúng ta hôm nay nhìn thấy nhau thế này là quý rồi ! ! !”
Viết đến đây, tôi lại bật cười nhớ chuyện vài người viết rằng Cụ không phải người hùng biện. Cụ có thể nói rất sắc sảo, khi cần ( có tư liệu để ta thấy điều này ). Nhưng Cụ đâu có cần thành người hùng biện. Các vị Đại Tướng thực thụ trong lịch sử ít khi giỏi khoa hùng biện. Họ nhường cho người khác cái tài này. 
Đằng sau và bên trong câu nói ” Hôm nay nhìn thấy nhau là quý rồi !” là những năm, những thập kỷ chinh chiến Cụ có bằng cả mấy đời Tướng cộng lại, là không kể được bao máu và cái chết, là bao khuôn mặt đồng đội già, trẻ. Dẫu có gắng giữ gìn dè sẻn đến bao nhiêu, khó mà có chiến thắng bằng giá rẻ. Rồi thời bình, cũng dằng dặc những lúc nhục vinh, sống hay chết về tinh thần cách nhau gang tấc. Bạn hãy lặng yên nếu gặp Vị Tướng ngồi thiền. 
Không có câu nói nào trĩu nặng hơn câu nói đó, câu nói thốt lên từ đôi môi run run của Người Lính Già tóc bạc hơn tuyết, và chỉ thốt lên mỗi khi gặp những người đồng đội còn lại sau chiến tranh và nay nguyên vẹn hình hài vào thời bình.
Có thể ít phút nữa thôi, đoàn chiến binh tóc bạc này khi bước vào nhà số 30, đứng trước Cụ, lại nghe thấy câu nói quen thuộc ấy :

“CHÚNG TA HÔM NAY NHÌN THẤY NHAU THẾ NÀY LÀ QUÝ RỒI !”

Ngày 9.10.2013

Trước cổng nhà số 30, sáng nay 9.10
Người tràn xuống lòng đường, chỗ xe cộ vẫn chạy qua. Những chiếc xe bus kềnh càng mà im lặng khẽ khàng lách người đi qua, như thể xe cũng đi nhẹ nói khẽ. Đám đông và sắc phục cảnh sát- có cả hai mà không gây âu lo, chỉ đầm ấm. Hàng rào an ninh là những cánh tay mềm mại nữ sinh. Dọc hè phố là các bình nước miễn phí. Mọi người tự rẽ ra nhường lối cho trẻ em và người già. Xung quanh, cách vài dãy phố, nhiều tốp người nhìn biết chắc mới xuống bến tàu xe, vừa đi vừa hỏi thăm nhà Ông Giáp. Anh Công an rảnh rỗi, xoa đầu bé mầm non vừa được cô giáo dắt vào viếng Cụ. nhiều thanh niên cầm quạt giấy che và quạt cho các bậc sinh thành trong hàng người dài hàng cây số.

1375069_452684804848108_887768749_n
1383853_452684888181433_1819051545_n

1383921_452684568181465_2098756418_n                                                                                                                                                                                                                               625540_452684734848115_1235374258_n1380386_452684968181425_1471134564_nTất cả những điều ấy giản dị. Mọi cái hiếm hoi đều giản dị. Bạn hãy đến đây, để nhìn, để cảm nhận những điều tưởng đã không còn có nữa.

Ngày 9.10.2013

1378834_452670824849506_2100335434_n

 Đến viếng người lính già là những người lính không còn trẻ nữa. Đường hành quân lần này chỉ từ góc phố này tới góc phố kia. Một sáng thu Hà Nội nắng vàng và hoa cúc vàng. Nỗi xúc động khó nói lên lời bởi sự giao hoà hiếm hoi nơi nhân thế.

Ngày 8.10.2013

Dòng người viếng Cụ là minh chứng : Cuối cùng, Cụ lại thắng. 
Nếu cuộc đời công bằng với Cụ, có thể dòng người vẫn đông nhưng những giọt nước mắt thanh lọc hồn người và (hy vọng) thanh lọc một phần xã hội sẽ ít hơn. 
Nếu cuộc đời công bằng, dòng đời sẽ không còn lý do chảy tiếp. Nhưng lòng người xét đến cùng, thì luôn công bằng. Xét đến cùng. Không có điều ấy thì khó tìm được lý do gì để gửi gắm niềm tin vào dòng đời.
Cụ lại thắng. Những lần trước cho tất cả, có Cụ trong đó. Lần này thì Cụ chẳng cần gì cho mình. Con dân đang sống mới cần.
Vấn đề là chiến thắng ấy, được Cụ giao cho, người sống giữ được không? Giữ được bao lâu. 
Khi dân tộc này đang rất cần phải thắng.

1383047_452616161521639_1895370018_n

About trandangtuan

chỉ mong làm được những điều nho nhỏ...
Bài này đã được đăng trong Báo viết ké. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

27 Responses to Vườn Nước từ nay không còn đại thụ

  1. Xứ Thanh nói:

    Bài viết hay, xúc động lòng người.

  2. Vina Nhút nói:

    Kính phục Nghè Tuấn. Cảm ơn từng con chữ, Cảm ơn cả bài viết, cảm ơn Nghè Tuấn đã giúp kẻ cựu chiến binh già này lấy lại niềm tin.
    Vina Nhut

  3. Lạc Hồng nói:

    Sỹ phu Bắc kỳ! Kẻ sỹ thành Nam

  4. DÂN VIỆT nói:

    Đọc những dòng mà nước mắt cứ tuôn rơi…

  5. hong ngoc nói:

    Chan thanh cam on bai viet cua bac Tuan!

  6. Anne Nguyen nói:

    Đọc những dòng này của anh Tuấn như được nghe chính lòng mình. Tôi không biết viết hay như vậy, nhưng tôi cũng chia sẻ những cảm nghĩ như anht Tuấn. Cảm ơn anh Trần Đăng Tuấn!

  7. Minh Văn nói:

    TÔi cũng có những suy nghĩ tương tự với tác giả Cơm có thịt: Trong sự gắn kết xúc động và cao cả của lòng người hôm nay, chúng ta dường như nhận ra một điều giản dị mà sâu kín mà thiêng liêng trong lòng mình mà lâu nay khuất lấp giữa đời thường. Đó là tình yêu với đất nước; niềm tin vào sức sống mãnh liệt, trường tồn của dân tộc; vào nhân dân lam lũ, nhọc nhằn nhưng công tâm và sáng suốt; niềm hy vọng vào thế hệ trẻ – lớp người chỉ biết về chiến tranh qua sử sách nhưng họ sẽ rửa cái nhục ngèo hèn cho dân tôc.Mỗi người chúng ta đều nhận từ Cụ nhiều bài học quý! Tôi luon theo dõi chường trình bưac cơm có thịt của Anh, giới thiệu cho nhiều học sinh của tôi biết. Tôi cũng học anh: Hanyx làm tất cả những gì cho các cháu – những người của ngày mai

  8. Quoc Anh nói:

    hay! bài viết nói lên tất cả về lòng dân

  9. Anh Tuấn nói:

    Bài viết thật xúc động. Cảm ôn anh Tuấn. Ở xa nhưng lòng luôn hướng về Người: Đại tướng của làng dân. Cầu mong Đại tướng yên nghỉ chốn vĩnh hằng

  10. Anh Tuan Chu nói:

    Bài viết thật xúc động. Cảm ơn anh Tuấn. Ở xa nhưng lòng luôn hướng về Người: Đại tướng của lòng dân. Cầu mong Đại tướng yên nghỉ chốn vĩnh hằng

  11. nguyengiang nói:

    con đã đến khu rừng Trần Hưng Đạo nơi 34 người Con Đất Việt và Đại Tướng đã làm nên lịch sử ngày nay.con đã trèo 506 bậc đến được nơi Đại Tướng quan sát chỉ huy trận phay khắt rồi trận nà ngần.rừng già vẫn trầm mặc yên tĩnh.những phù điêu,những bức tượng những ngôi nhà những lớp rêu phong vẫn lặng thầm cùng năm tháng.nhưng cây cổ thụ những tán lá xòe ra tầng tầng lớp lớp như muốn chở che phủ bóng mát cho mảnh đất yêu thương.
    “khi ta còn trong nôi nghe Mẹ ru Cha đánh giặc cuối trời”câu hát đó cứ hiện hữu cứ ngân lên…giờ Người đã đi xa dấu tích xưa còn đó.lòng cứ nghẹn thắt lại cứ nhói đau.

  12. MH nói:

    Bai viet qua hay va cam dong. Cam on anh Tran Dang Tuan!!!

  13. ĐẠI TƯỚNG- NƯỚC MẮT NGÀY TIỄN BIỆT
    Nhạc & lời Hoài Tố Hạnh

    Nước mắt ngày tiễn biệt!!!
    Đại tướng ra đi
    Non nước lệ nhòa…
    Âm thầm xót xa
    Đớn đau- nức nở
    Muôn cõi trần gian
    Thánh, thần bật khóc
    Tiễn đưa Người
    Cánh hạc qui tiên…

    Nước mắt ngày tiễn biệt
    Đại tướng ra đi
    Sông núi vỡ òa!!!…
    Nhà nhà lệ rơi
    Còn đâu đại tướng
    Danh thơm vang dội
    Thân thương, vời vợi
    Một đời vì dân…

    Nước mắt ngày tiễn biệt
    Trên má em thơ
    Trong mắt mẹ già
    Dòng người tiễn đưa
    Đầu non, cuối nước
    Trăm triệu dân Nam
    Tỉ người trái đất
    Dõi theo bóng thiên tài trác tuyệt
    Bay về trời
    Độ trái đất bình an…

    Nước mắt ngày tiễn biệt
    Đại tướng thân thương
    Mãi mãi xa rồi
    Ôi mái nhà thiêng
    Che chở non sông
    Mênh mông bốn biển
    Uy dũng như thần
    Gác kiếm thành tiên…

    Nước mắt ngày tiễn biệt!!!
    Đại tướng ra đi
    Non nước lệ nhòa…
    Phù Đổng bay xa
    Quang Trung hỏa tốc
    Đống đa- Sài Gòn
    Thánh Trần đại thắng quân Nguyên
    Võ Nguyên Giáp đánh tan Pháp- Mỹ
    Lý thường Kiệt quân đi- thác đổ
    Kết thành Tướng Giáp vô song…

    Ôi Việt nam! Việt nam!!!
    Đất nước thánh thần sinh ra thần thánh
    Nhân dân Diệu huyền- Đại tướng Huyền Thoại
    Quân đội siêu nhân- tan tác mọi quân thù
    Đại tướng hiền lương hóa Phật chốn thiên thu
    Trấn giữ biển Đông,
    Đạp đầu sóng dữ
    Trừng mắt nhìn ngoại xâm
    Nước nam- dân Nam ở
    Đại tướng hóa thần
    Phù độ giang sơn.

    2h sáng 12/10/2013

    Thưa quí vị,
    Cũng như mọi người, mải mê kiếm sống cùng bao việc linh tinh, chợt một ngày khó ở trong người- Tướng Giáp đã ra đi…
    Ở xóm lá sau Trần Hồng Giang là trang mẹ Đốp đưa tin buồn- Vĩnh biệt đại tướng…Từ đó đến nay chẳng chú tâm vào làm gì được cho ra hồn mà cứ ngơ ngác buồn, bồn chồn, rưng rưng dõi theo bóng Người trên các trang báo mạng.
    Ôi mấy ngày qua, đi đâu gặp ai cũng xao xác ngậm ngùi cùng đại tướng qui tiên. Đau thương và tự hào! Và cả xấu hổ trước anh linh đại tướng! Bậc hào kiệt vì dân vì nước cao cả hơn tất cả chúng ta đến ngàn bậc, còn mình sao quá tầm thường…
    Những mong viết một gì về Bác Giáp, nhưng hỡi ôi, bút mực như đui què, lệ nhòa trong tắc tị, chữ nghĩa viết ra cứ nhạt thếch rồi bỏ đi…Cảm thấy mình không đủ duyên phước viết về Bác Giáp, nhưng không viết coi không được, y như tắc trách, vô cảm vậy…A lô cho Lão Khoa, Bích Hằng… mong quí vị này giúp cho vài khổ thơ cảm động vì Hằng- Khoa thường gặp bác í chắc cảm xúc nhiều hơn nhưng cả hai đánh bài”vờ” vì quá bận. Tìm trên mạng những bài thơ hay về bác Giáp cũng tắc tị luôn.Lọ mọ viết xuôi, đổ ngược- như là bị tra tấn, giờ chót bật ra câu- Đại tướng- nước mắt ngày tiễn biệt rồi lẩm nhẩm hát, sửa, tối nay nhờ một người khiếm thị có giọng nam trầm ấm, ngọt hát cho. Đó là Tuấn Anh 28 tuổi, hoàn toàn vô danh nhưng trách nhiệm và sẵn sàng làm ngay được. Đốp cũng muốn giúp Tuấn Anh- người mù nuôi con thơ đang rất khó khăn có tí tiền khi phối khí, ký âm, hát . Tôi mù nhạc, Tuấn Anh lõm bõm biết chút chút đã ký âm, phối khí luôn cho tôi bằng cách đọc đồ, la mí cho một đứa em con ông chú là bé An học lớp 5 ghi ra giấy không phải là nốt nhạc mà là chữ mí la đồ…
    Bây giờ là 2 h sáng, U 60 lọ mọ gõ những dòng này, Tuấn Anh cũng đang thao thức cùng đứa em nhẩm cho thuộc lời, rồi mò mẫm tự phối cho tôi…
    Sáng mai 8 h- ba chúng tôi là Nguyễn Tuấn Anh, bé Vũ Thành An và mẹ Đốp- ba kẻ mỗi người mù nhạc, mù ca một kiểu sẽ đến phòng thu anh Minh Mẫn ở 22 Nguyễn Trãi thu ca bài Tiếng đàn của An Thuyên, chiều mai 3h thu Nước mắt ngày tiễn biệt. Cây nhà lá vườn thay nén tâm nhang, Đốp chưa ưng ý lắm nhưng để kịp tối mai lên mạng kính viếng hương hồn đại tướng dịp lễ tang Người…
    Ngày mai, ngoài thu bài của Đốp, bộ ba “xẩm điếc” chúng tôi sẽ thu ca luôn bài Tiếng đàn của bác An Thuyên. Cám ơn bác An Thuyên đồng hương cùng huyện của Đốp đã gửi bản phối để Trang Nhung và Tuấn Anh cùng Hoài Tố Hạnh có tí lễ mọn kính viếng bác Giáp. Hy vọng tối mai quí vị sẽ xợt thấy cả hai bài này trên mạng. Ngoài Tuấn Anh, tôi cũng nhờ Trang Nhung ca sĩ tối nay hát và đưa lên mạng bài Tiếng đàn… Bài Đốp còn dở tệ nhưng bài bác An Thuyên nghe hoài vẫn muốn nghe mãi…
    Bác Giáp ơi!!!…Cháu mong sẽ có dịp cháu và Tuấn Anh sẽ hát hai bài này trước mộ bác… Kính mong bác nhận cho lễ mọn lòng thành của những kẻ “xẩm điếc” thường dân vỉa hè…
    Cầu mong bác tái sinh để thực hiện ước nguyện vì Tổ quốc quên thân, vì nhân dân quên mình…

  14. TIẾNG ĐÀN ĐẠI TƯỚNG
    Nhạc sĩ An Thuyên kính viếng Võ Nguyên Giáp


    Tiếng đàn vẫn ngân trên phố phường Hà nội
    Một ngày ngừng gió- lá thu vàng rơi
    Dương cầm buông lơi…
    Tiếng đàn vị tướng
    Mười ngón tay khô lướt trên thăng trầm trắng đen cuộc đời
    Vinh quang cay đắng- cây đời vẫn xanh
    Tiếng đàn đồng chí
    Rạng rỡ non sông áo xanh bạc màu thủy chung đồng đội
    Vào sinh ra tử ấm tình anh Văn
    Đàn ngân- nhân nghĩa sáng ngời
    Đàn ngân trí thức cao vời
    Danh tiếng muôn đời rạng rỡ Việt nam!

    Tiếng đàn vẫn ngân trên phố phường Hà nội
    Một ngày ngừng gió- lá thu vàng rơi
    Dương cầm buông lơi…
    Tiếng đàn Tổ quốc!
    Toàn thắng reo ca, cánh chim ngang trời vẫn không biết mỏi
    Vẫn mơ ước sống lo nhiều cho dân
    Tiếng đàn đại tướng
    Trời đất yêu thương khóc cho dân tộc khuất xa một người
    Rạng danh trung hiếu sáng ngời muôn sau
    Đàn ngân- thương tiếc vô cùng
    Đàn ơi nước mắt tuôn trào
    Đất nước nhớ người
    Vì nước quên thân
    Vinh quang- Tổ quốc Việt nam!

  15. Thang Nguyen nói:

    Khong can nhung bai van trau chuot hay nhung bai tho tang boc trang tron ma re tien, cung chang can nhung cau ho hao ninh bo ngu ngoc ma chi can mot bai van viet tu day long, vay la du. Du cho tat ca nhung tam long chan that, nhung su biet on vo cung tan cua ca dan toc va dat nuoc doi voi mot nguoi da hien dang ca cuoc doi cho dan toc va dat nuoc Viet Nam. IT RA thi chung ta cung biet la Dai tuong da ra di voi tam trang va hoai bao da duoc hoan thanh. Da co may nguoi tren doi khi xuoi tay ma da thuc hien duoc hoai bao hay uoc mo? Nhung toi biet chac la cu Giap la mot trong nhung nguoi hiem hoi ay, chung ta co the liet cu vao trong chung mot danh sach voi nhung danh nhan nhu dai tuong Washington nguoi khai sinh ra nuoc My hien dai, nhu tong thong Lincoln da kien tri voi ly tuong xoa bo tang lop no le cho mot xa hoi that su binh dang giua nhung con nguoi khac biet ve dang cap va mau da, nhu cu thien tai Einstein da sang tao cho nhan loai nhung phat minh vi dai.Gan hon mot chut, toi dua cu Giap len ngang hang voi nhung Tran Binh Truong Luong nguoi da dong gop mo ra mot thoi the 800 nam cho nha Han hay Khuong Tu Nha tao nen 400 nam cho mot nha Chau cham dut nhung thoi ky lua loan cua nuoc tau co dai. Tham chi cu Giap con hon ca mot Gia Cat Luong tai gioi bac nhat tu xua den nay ma ai cung cong nhan la duy nhat, GCL chet nhung khong yen vi hoai bao chua thanh, nhung cu Giap thi yen a ra di khi nguyen vong cuu nuoc Viet ta thoat khoi nen do ho cua Phap cham dut mot tram nam kho nhuc cho dan toc, va hoan thanh ca su nghiep thong nhat mot nuoc VN cham dut luon mot phan tu the ky noi chien Nam Bac nhu thoi vua Le chua Trinh chua Nguyen chia doi dat nuoc. Mot hoai bao thoi da kho thuc hien biet chung nao, huong chi lai la 2 hoai bao lon lao nhu vay. Khong phai la toi ninh bo, nhung toi co y nghi la cong lao cua cu Giap cung co le da len ngang voi duc thanhTran Hung Dao, nguoi da 3 phen danh bai giac Mong Co giu gin cuong tho cho dan toc Viet ta, de cho den nay gan 5000 nam sau dan toc doi doi nho on nguoi. Nuoc Viet ta nen xay mot cai lang lon de ghi lai cong trang cua cu Giap de lai cho con chau Viet nam cho den ngan sau vinh vien nhu cong chao chien thang cua Napoleon de lai mot di chung hung hon cua mot nuoc Phap hung manh thuo nao ma ca dan toc Phap den nay con tu hao ve cong trang cua ong.

  16. nga nói:

    Bài viết rất dung dị và rất hay !

  17. Phạm Đình Nghiệm nói:

    Lòng dân với Đại tướng đã nói lên tát cả!

  18. Trần thị Tuyết nga nói:

    Một bài viết có ích cho nhiều người đang đau đáu nghĩ về Tương lai của Đất Nước, của Dân Tộc.

  19. Hoài Tố Hạnh nói:

    Ca sĩ khiếm thị hát nhiều bài nhất kính viếng đại tướng. Tôi chỉ tập cho Tuấn Anh vài giờ trước khi vào phòng thu Minh Mẫn.

    http://www.nhaccuatui.com/playlist/nuoc-mat-ngay-tien-biet-2013-tuan-anh.LNOuUpNMptMp.html

    http://www.nhaccuatui.com/playlist/nuoc-mat-ngay-tien-biet-2013-tuan-anh.LNOuUpNMptMp.html

    • Hoài Tố Hạnh nói:

      Chào bạn TĐTuấn!
      Hôm nay tôi vừa gửi sang TK của Tuấn 1 cái tít tít 20 triệu nhờ bạn chuyển cho 2 bé Chao- Lan- 2 đứa trẻ bé tẹo không người thân thích vì bố và mẹ đi kiếm sống bên Trung Quốc, mẹ chết bên đó còn bố cháu thì mắt tích không rõ sống chết thế nào, bà con láng giềng thì sợ bước sang nhà các cháu sẽ bị con ma bắt đi… Hai số phận bé thơ đói rét, đơn độc và tuyệt vọng, ngày ngày dắcdíu nhau đi xin ăn… Chao- Lan xem ra còn tội nghiệp hơn con cô giáo Lý Thị Hồng. Dạo trước tôi có gửi cho các cháu một chút, nay thêm tí nữa nhờ TĐTuấn và mọi người tại bản làng hiến kế giúp 2 cháu sinh sống qua ngày chẳng hạn như nuôi một cặp bò đẻ hay gửi một sổ tiết kiệm lấy lãi mua sắn khoai ăn đỡ đói lòng lúc cùng cực…
      Lão Tuấn ơi! Chiến thắng của chúng ta ở rừng xưa quá vĩ đại nhưng con, cháu, chắt của đồng chí đồng bào oanh liệt bây giờ còn đói meo hay có cơm không thịt… Tôi nhớ ngày nào Culangcat kêu gọi giúp cựu binh Gạc Ma, tôi có góp vào một tí và sau đó thật bất ngờ – Culangcat nhận được thiệp chúc mừng khen ngợi của tướng Giáp.
      Bài viết của lão Tuấn lại tiếp tục nén bộc phá cảm xúc vào lòng người. Tôi tin Bác Giáp sẽ rất vui nếu comcothit tiếp tục phát triển.
      Lão biết không- mẹ Đốp rất muốn ra Hà nội, đi Quảng Bình đưa tang Bác Giáp nhưng đành nhịn để còn cho tiền Chao Lan và làm nhạc. Hôm nay, Đốp vừa nhờ thêm mấy nhạc công, ca sĩ phối khí,thu ca 2 bài Nước mắt ngày tiễn biệt và Tiếng đàn…Lại còn mơ viết thêm vài ca khúc nữa về bác Giáp…

      • trandangtuan nói:

        Cám ơn chị Hạnh. Tôi nói chuyện với thày Tình Hiệu trưởng Tiểu học , nơi hai bé đang học, thì Thày Tính nói bây giờ mà mua bò cho chúng nó thì nó lại nghỉ học đi chăn bò. Nếu giao cho bố nuôi thì chưa biết thế nào. Vì vậy thày Tình nói để nói chuyện với bô0s hai đứa và họ hàng trước.Tiền thì vẫn giữ trong tài khoản.Tiền cho con cô Hồng cũng thế. Có lẽ nên lập mpootj sổ tiết kiệm riêng nhưng bcais khó là có người tại chỗ quản lý và trợ cấp dần một cách hợp lý theo nhu cầu cho hai cháu Chao Lan và con chị Hồng. Đưa về cho các cháu mà không biết cách hợp lý thì tiền hết mà các cháu sẽ vẫn thiếu thốn.Tôi đang tính nhờ các thày cô trên đó giúp. Chị thấy có được không?

        • Hoài Tố Hạnh nói:

          OK lão Tuấn! Tôi hiểu sự phân vân của lão và tin vào sự toan tính của “bang Tuấn.”. Dân gian có câu- dân thì gian, tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống. Có khi ai đó lại thèm mua ti vi, xe máy mà quên đi sự thiếu khổ của những trẻ mồ côi… May ra thì chỉ có thầy cô giáo sẽ quản lý và phân chia số tiền này cho các cháu bớt đói, lạnh, bệnh đau một cách thực tế, hợp lý, căn cơ nhất. Cứ để trong tài khoản rút ra từ từ hay sổ tiết kiệm không thời hạn để có thêm tí lãi và dễ rút ra khi cần…
          Mùa đông đã đến rồi…
          Mẹ Đốp thủa ấu thơ trên sỏi đá trung du Nghệ an từng thấm cái đói,rách, rét giá buốt tận xương. Nhiều lần tím tái xỉu trên bàn học. Mang ơn muôn đời thầy Trần Trọng Diện dạy tôi lớp 4 ở xã Diễn Lâm- Diễn Châu đã cắt bộ đồ lính cụ Hồ của mình và tự tay may cho Đốp bộ đồ mùa đông rét mướt trong khi áo thầy cũng vá chằng vá đụp…Mỗi ngày tới trường thầy lại lục ra trong túi giáo án nào quả thị, quả ổi, củ khoai, trái bắp… cho lũ học sinh chúng tôi chống đó rét trong khi ba đứa con thầy Diện lại chết vì thiếu một cái mùng lành chắn muỗi sốt xuất huyết. Thầy như một vị thánh trong tôi khi nhịn ăn, nhịn mặc lo cho học sinh học giỏi, khó nghèo. Tôi tin “bang Tuấn” một thời cũng “dập vùi” lắm nên sinh ra lòng trắc ẩn huhu…Mà đất nước này ai chẳng đau nỗi đau 2 triệu người chết đói năm 1945!!!…

          Mùa đông đến rồi…Vì tôi đang làm 1anlbum nhạc trên dưới 10 bài viếng Bác Giáp dịp cúng cụ 49 ngày nên 20 triệu còn lại có thể để tháng sau. Nếu con chị Lý thị Hồng mọi người

          • Hoài Tố Hạnh nói:

            Nếu con chị Hồng mọi người đã cho kha khá thì 20 triệu sắp tới Đốp sẽ gửi sang TĐT thì lão Bang Bang có thể chuyển sang mua đậu phộng hay áo ấm, chăn đắp hay rớ chân cho các nhít sơn cước tùy hỷ vậy. Còn nếu tổng tiền mọi người cho con chị Hồng dưới 100 triệu thì nhờ lão chuyển tiếp 20 triệu sẽ gửi cho vào sổ tiết kiệm cho con trai chị Lý thị Hồng…
            Lão rảnh xem một bài hát, một bài thơ, một truyện mini Đốp kính viếng thầy Diện…

            3. NỢ THẦY…

            Sỏi đá, gió lào, bão, lũ, hạn hán, giá rét thay nhau quần đảo khiến cây trồng vật nuôi sụp đổ, rũ rượi… Đói quay quắt! Thi thoảng lại có đứa xỉu trong lớp. Ba lô giáo án thầy Trần Trọng Diện cựu binh luôn có ổi, thị, na, khoai nướng, sắn luộc cho những đứa học sinh tím tái. Thầy còn có tông đơ cắt tóc miễn phí cho cả trường, cả làng và manh áo lành cho đứa rách nát nhất lớp là tôi.
            Một hôm không thấy thầy đến trường, tôi chạy ngược dốc tới căn nhà tranh vách đất chông chênh lưng đồi vắng. Con trai thầy Diện vừa chết vì sốt xuất huyết… Trên giường thằng bé vừa qua đời chiếu chăn mong manh, tả tơi, chiếc mùng chắn muỗi vá chằng vá đụp, càng vá càng rách…
            Tôi oà khóc!… Nước mắt và lòng tri ân vỡ ra hai tiếng thầy ơi!!!…Con trai thầy- thiên thần bé nhỏ, ân nhân đã chết thay tôi mùa đông năm ấy chỉ vì thiếu một chiếc mùng lành lặn… Giá không lo cho chúng tôi hẳn thầy dư tiền mua chiếc mùng mới thì thầy đã không mất một đứa con. Với đồng lương ít ỏi cùng hoa lợi thu hoạch từ mảnh vườn chật hẹp đầy sỏi đá, thầy không đủ nuôi một đàn con nheo nhóc bảy tám đứa lít nhít lại còn phải cưu mang lũ học sinh khốn khổ … Thầy Diện ơi! Đời này, nghìn vạn kiếp sau em nợ thầy không chỉ con chữ, miếng ăn, manh áo mà nợ thầy cả một mạng người…
            Gần nửa thế kỷ trôi qua tôi vẫn nhớ như in hình ảnh thầy tôi một mình thập thững chân thấp chân cao, lảo đảo nghiêng vai vác xác đứa con thơ bó chiếu oặt xuống người thầy ngược lên đỉnh đồi, một mình chôn cất con…

  20. Quang Duy Khiêm nói:

    Em cảm ơn tác giả về bài viết.

  21. K.H. nói:

    Tôi có hỏi một cháu gái : – Tại sao cháu lại khóc ?
    – Vì thấy mẹ cháu khóc !
    Tôi lại hỏi bà mẹ : – Tại sao chị khóc ?
    -Tôi khóc vì người tốt cuối cùng đã ra đi !

  22. Hoài Tố Hạnh nói:

    Lại cao hứng làm chật nhà, nói trật lề roài. Bài hát tên là Huyền thoại quê nhà, Bài thơ tên là Nhớ thầy huhu…đang có trên google…

  23. Hoài Tố Hạnh nói:

    Sắp 20/11, xin phép cóp bên trang xuanduc.vn đôi lời tri ân trường xưa, thầy cũ…
    Suy cho cùng thì “bang Tuấn” và các cộng sự là những người sướng nhất trần gian vì sau này khi quí vị đã qui tiên vẫn sẽ có vô số trẻ tri ân quí vị như mẹ Đốp nhớ thầy…

    NHỚ THẦY.:..

    Tác giả: Hoài Tố Hạnh

    TRI ÂN CÁC THẦY GIÁO TRẦN TRỌNG DIỆN,LƯƠNG THẾ TRÁC,PHẠM DOAN,HÀ ĐỨC QUI!

    Nửa đêm con khóc thương thầy
    Lạnh lẽo nằm dưới đất dày thầy ơi
    Hao gầy năm tháng đầy vơi
    Bệnh đau tràn tới sóng trôi chìm đò
    Thầy đi đau đớn đôi bờ
    Tim con đội một trang thờ tri ân
    Sông sâu biển rộng chứa chan
    Chưa ngày báo đáp ngọc vàng đã xa
    Bơ vơ trong cõi ta bà
    Vắng thầy như vắng mẹ cha trong đời
    Cút côi rơi nửa bầu trời
    Đâu ai chia sẻ đâu người đợi mong
    Khuyết trăng lặn giữa thinh không
    Cho bầu trời lại rực hồng nắng mai
    Núi cao,biển rộng,sông dài
    Núi,biển sông mượn vay thầy thầy ơi
    Nghìn năm nước vẫn chảy xuôi
    Chợt thương,chợt nhớ,chợt người đã xa
    Tri ân nghẹn đắng chiều tà
    Trắng đêm tưởng nhớ con đò năm xưa
    Phong phanh đêm lạnh,ngày mưa
    Tim đau,phổi yếu,đò đưa mỏi mòn
    Đam mê,nhiệt huyết,sống còn
    Truyền trao bao lớp cháu con nên người
    Đến giây phút cuối cuộc đời
    Thầy vẫn mong ngóng trông hoài bóng con
    Nghìn năm ân nghĩa mênh mông
    Con xin nghìn kiếp đền công ơn thầy
    Bến quê sóng cả đò đầy
    Thầy đi con thế tay thầy thầy ơi
    Nước non nặng một khoảng trời
    Thầy là Tổ quốc,tháng ngày của con
    Mênh mông rừng biển núi non
    Con nhìn đâu cũng hiển linh bóng thầy…

    Đăng ngày 23/11/2012

    Ý kiến về bài viết
    Gửi bởi: HOÀI TỐ HẠNH – 24/11/2012

    Cám ơn anh Xuân Đức đã treo Nhớ Thầy cùng lời tri ân của mẹ Đốp Hoài Tố Hạnh trên Trúc Sơn Trang.

    Anh XĐ ui, chả hiểu tại sao, cứ nhớ tới các thầy xưa của mình nước mắt em lại…

    Số phận run rủi thế nào mà may mắn nhất trong cuộc đời của em không phải là cha sinh mẹ đẻ ra mình mà lại là những người thầy anh ạ. Bố mẹ em nông dân, buôn bán vặt- mù chữ đến ngày tạ thế, ký giấy tờ chẳng biết một gì ngoài mỗi lăn tay. Biết bao nhiêu đời tổ tiên nhà em trước bố mẹ em cũng mù chữ như thế vì quần quật chiến đấu để tồn tại trên đất chó ăn đá, gà ăn sỏi chưa xong , lấy đâu thời gian, cơm cháo, sức lực, tâm trạng để học, rồi hoàn cảnh đất nước, xã hội mù chữ đến 90% một thời tăm tối như giữa chín tầng địa ngục…Trong gia đình em 7 anh chị em, bố thương 3 người, mẹ thương 3 còn lại, em là con trâu cày nuôi cả nhà, chăm cả nhà nhưng mẹ em có lẽ oán thù kiếp trước sót lại nên căm ghét mắng chưởi em suốt ngày, kinh hoàng, tàn tệ còn hơn mẹ ghẻ con chồng, bố em thì vun vút roi đánh em như cơm bữa mà nguyên nhân chính là em bất tuân lệnh cấm đi học mà các đấng sinh thành ra em cấm đồng loạt các con đẻ của mình dù chúng đều là học sinh giỏi của trường mẫu giáo, cấp 1 như Mỹ cấm vận Việt nam một thời… huhuhu!!!…

    Trong bối cảnh gia đình như thế, may thay em có những ông thầy trên cả tuyệt vời…

    Thầy Trần Trọng Diện ở xã Diễm lâm, Diễn châu Nghệ an dạy em hồi lớp bốn. Thầy là nhân vật chính em bê nguyên xi sự thật ngoài đời vào truyện ngắn mi ni và ca khúc Huyền thoại quê nhà như sau:

    NỢ THẦY…

    Sỏi đá, gió lào, bão, lũ, hạn hán, giá rét thay nhau quần đảo khiến cây trồng vật nuôi sụp đổ, rũ rượi… Đói quay quắt! Thi thoảng lại có đứa xỉu trong lớp. Ba lô giáo án thầy Trần Trọng Diện cựu binh luôn có ổi, thị, na, khoai nướng, sắn luộc cho những đứa học sinh tím tái. Thầy còn có tông đơ cắt tóc miễn phí cho cả trường, cả làng và manh áo lành cho đứa rách nát nhất lớp là tôi.
    Một hôm không thấy thầy đến trường, tôi chạy ngược dốc tới căn nhà tranh vách đất chông chênh lưng đồi vắng. Con trai thầy Diện vừa chết vì sốt xuất huyết… Trên giường thằng bé vừa qua đời chiếu chăn mong manh, tả tơi, chiếc mùng chắn muỗi vá chằng vá đụp, càng vá càng rách…
    Tôi oà khóc!… Nước mắt và lòng tri ân vỡ ra hai tiếng thầy ơi!!!…Con trai thầy- thiên thần bé nhỏ, ân nhân đã chết thay tôi mùa đông năm ấy chỉ vì thiếu một chiếc mùng lành lặn… Giá không lo cho chúng tôi hẳn thầy dư tiền mua chiếc mùng mới thì thầy đã không mất một đứa con. Với đồng lương ít ỏi cùng hoa lợi thu hoạch từ mảnh vườn chật hẹp đầy sỏi đá, thầy không đủ nuôi một đàn con nheo nhóc bảy tám đứa lít nhít lại còn phải cưu mang lũ học sinh khốn khổ … Thầy Diện ơi! Đời này, nghìn vạn kiếp sau em nợ thầy không chỉ con chữ, miếng ăn, manh áo mà nợ thầy cả một mạng người…
    Gần nửa thế kỷ trôi qua tôi vẫn nhớ như in hình ảnh thầy tôi một mình thập thững chân thấp chân cao, lảo đảo nghiêng vai vác xác đứa con thơ bó chiếu oặt xuống người thầy ngược lên đỉnh đồi, một mình chôn cất con…
    ————————-

    Sau này qua các con thầy Diện em còn tá hỏa hơn khi được biết đợt xuất huyết giết hàng chục trẻ em trong làng, thầy Diện không chỉ mất một mà cả ba đứa con của thầy đều chết vì sốt xuất huyết anh ạ…

    ——————————

    Huyền thoại quê nhà (Hoài Tố Hạnh)

    Đăng bởi: nhulny
    Nhạc và lời : Hoài Tố Hạnh

    Có một người thầy thuở ấu thơ tôi như là cổ tích có một miền quê sỏi đá chiến tranh đói nghèo xác sơ
    Thuở ấy lũ chúng tôi rau cỏ thay cơm, áo đầy miếng vá, đầu đôi trời chân đạp đất
    Đội gió, đạp mưa , hạn hán, bão giông , lũ quét , đạn bom, gió lào .
    Đường đến trường làng như hành quân xa.
    Có một người thầy vừa từ chiến tranh xanh màu áo lính, từ chối vinh hoa, quyền chức cao sang, từ chối thủ đô thương đàn em thơ.
    Trở về quê nghèo thương đàn em thơ, trở về quê nghèo dìu dắt chúng tôi.
    Ngày thầy về làng quê tối tăm tưng bừng ánh sáng.
    Ngày thầy về hạn hán chết cây, mưa rào trút xuống.
    Ngày thầy về rộn tiếng chim ca, dạt dào suối hát.
    Ngảy thầy về tuổi thơ bơ vơ xanh lại ước mơ.
    Thuở ấy làng quê tôi không sách, không ti vi, không đài, không báo.
    Nhà thầy là một thư viện bách khoa có tiếng đàn bầu có đàn ghitar réo rắt sáo chiều cánh diều bay xa.
    Có một người thầy cuốc đất làm thơ, nuôi tôi nên người.
    Có một người thầy cho tôi tình thương, cho tôi ước mơ.
    Có một người thầy vẫy gọi tôi đi cùng trời cuối đất.
    Có một người thầy ân nghĩa nghìn năm.
    Thầy ơi, thầy ơi
    Cha mẹ cho tôi xác thân, thầy cho tôi một tâm hồn bát ngát
    Nữa thế kỷ trôi qua mộ thầy , xanh cỏ mười năm tóc .
    Tóc tôi ngả bạc vẫn rưng rưng một huyền thoại quê nhà.
    Csi Ngọc Mai thể hiện

    http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=pXYUVl5kqq

    Quang Lý hát

    http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=EeU0rpw0kE

    Thầy Lương Thế Trác là một tài năng siêu giỏi nổi tiếng xứ Nghệ, là một trong hai tú tài toán học thời Pháp còn sót lại. Học trò của thầy hàng chục, hàng trăm người là bí thư tỉnh ủy, thứ trưởng, vụ trưởng, ông nọ, bà kia nhưng cả đời thầy không biết hưởng thụ là gì kể cả chiếc xe đạp. Thầy cuốc bộ đi dạy cả một đời người mà quãng đường đi về đó nếu cọng dồn lại còn dài hơn chiều dài đất nước… Khi em ngất xỉu vì đói và lạnh của mùa đông năm cuối cấp 3- 1977, em vốn là học sinh giỏi của tỉnh( đạt điểm 10 duy nhất tỉnh môn văn tốt nghiệp cấp 3 năm ấy), hội đồng trường cấp 3 Diễn châu 2 họp khẩn cấp phát động toàn trường giúp em học thi tốt nghiệp, đại học. Lúc đó, thầy Trác đứng lên nói- Xin nhà trường cho tôi nhận em Hạnh về nhà làm con nuôi, lo cho em học như các con tôi…Mà thầy Trác cả chục đứa con, vợ thầy là bà đồng nát đi rạc giò vài chục cây số mỗi ngày, hô khẩu hiệu mỏi cổ- ai có ve chai bán không…Em lại khóc rồi đây anh ạ…Hàng ngày không biết bao nhiêu tiếng rao ve chai bán không qua lại trước cửa nhà em khiến em lại ứa nước mắt nhớ tới thầy Trác và gia đình thầy. Cả nhà thầy bớt ăn góp gạo, khoai, rau nuôi em anh ạ. Người có công lớn nhất là bác Lục- em gái của thầy. Em ăn ở bên nhà bác Lục hàng tháng trời để ôn thi tốt nghiệp cấp 3, thi đại học vì nhà thầy Trác quá đông, quá nghèo…

    Thầy Hà Đức Qui dạy em môn sử, tư duy triết học. Giống thầy Trần Trọng Diện, thầy Qui là người lính từ nhiều năm ở chiến trường trở về- sốt rét, da xanh mét, ốm đau hoài, người da bọc xương. Thầy cực kỳ sắc sảo và hóm hỉnh, quí thương em tận trong sâu thẳm và đi đến đâu cũng khoe về cô học trò nhỏ giỏi giắn, vượt khó, tội tình… Thầy Phạm Doan dạy em môn Văn, thầy bình thơ hay tuyệt vời, cả lớp chết lặng, thoát tục bay bổng lên chín tầng mây khi thầy Doan thăng hoa trong những áng thơ văn… Càng lặng phắc- nghẹn ngào khi xen trong lời thầy rút ruột nhả tơ là tiếng thầy khúc khắc ho…Thầy Doan chết vì lao phổi, thầy Qui chết vì ung thư, thầy Diện chết vì suy gan thận cấp, thầy Trác chết vì tai biến. Hàng năm nếu có thể được, em đều thu xếp về thăm viếng mộ các thầy. Thầy Diện chính tay em xây cho thầy ngôi mộ to, đẹp hoành tráng nhất làng thời đó, con cháu thầy đứa bệnh đau, khó nghèo, đứa đi học thiếu xe đạp, xe máy, khi thầy mất lâu rồi em còn giúp con cháu thầy hàng chục triệu giải quyết khó khăn và dặn các con thầy ai có khó khăn gì nhớ gọi cho chị một tiếng. Thầy Trác bao lần lâm bệnh nặng cũng như khi thầy lâm chung, em đều từ TP. HCM bay về bên thầy. Vợ, con cháu các thầy giáo trên cả tuyệt vời của em- không riêng ai- em đều hết lòng trong điều kiện có thể- kể cả vay mượn được để báo đáp. Mà liệu có trăm ngàn tỉ cũng không đền đáp được ân nghĩa chừng ấy đâu anh huống chi vài đồng lẻ của bần nông Hoài Tố Khổ…

    Sáng nay sang trang anh, mừng vì anh treo Nhớ thầy lên, vội ghi lại đôi dòng để báo đáp ân tình xưa cũng là thay lời cám ơn lão Trang Trang Sơn Sơn Trúc Trúc Trúc bằng tiểu luận lụp bụp này huhuhu…

    Kính chúc anh, gia đình và bà con Sơn Trang Trúc buổi sáng an lành! Một đời thanh thản, yên vui…

Gửi phản hồi cho Hoài Tố Hạnh Hủy trả lời