ĐÃ BẬT KHÓC, NGAY TẠI DỀN THÀNG

                                                                Bài từ blog Mai Thanh Hải

Mai Thanh Hải – Trường Mầm non Dền Thàng (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), điểm trường chính nằm ngang lưng chừng dốc, trên đường từ Mường Hum nhẫn nại ngược lên đỉnh cao Y Tý hun hút sương mây.

Trời càng về trưa, càng lạnh đến nhức óc. Đã thế, mưa còn đổ xuống ào ạt từ sáng, phụ họa thêm cho khí lạnh giữ cứng những giọt nước đọng trên lá, trên cây đóng thành băng…

Ngồi trong xe, bật điều hòa nóng, trùm hết các loại mũ khăn, áo khoác lụng thụng, nhưng vẫn run lẩy bẩy. Ngước mắt nhìn đồng hồ đo nhiệt độ, sững sờ: 3 độ C. Thảo nào mà rét đến vậy…

Dừng xe trước điểm Trường, đúng lúc mưa rào rào đổ xuống trận cuối, khiến ai cũng ướt lướt thướt.

Gần trưa, cả 3 lớp học của Trường đóng cửa kín mít, nhìn từ khe cử vào như nhìn vào… kho thóc, bởi mấy bóng điện thắp sáng bị… cháy sạch.

Thứ duy nhất để phân biệt kho thóc với lớp học là tiếng trẻ ê a hát hò, học bài theo tiếng vỗ tay lẹt đẹt – run run của cô giáo.

Chân đất giữa thời tiết 4 độ C

Vào cái lớp học được ngăn đôi bằng tấm vải xanh, nửa bên này là lớp học – nửa kia là nơi họp hành, làm việc, tiếp khách của Ban Giám hiệu Trường Mầm non, sững sờ khi đẩy cửa, thấy hơn 20 lít nhít im lặng ngồi co ro, phong phanh áo mỏng, tím tái, run lẩy bẩy.

Nhất loạt chúng nó, đều khoanh tay trước ngực.

Không phải ngoan ngoãn chào khách, mà chúng khoanh tay, tự ủ ấm cho mình, chống cái lạnh.

Lạnh 3 – 4 độ C. Nền nhà gạch men tỏa hơi lạnh ngắt. Đi tất dày khự mà vẫn cảm nhận được hơi lạnh xuyên qua gan bàn chân, như đi trên đá lạnh. Thế nhưng tất cả bọn trẻ, đều diện chân trần trên nền đá lạnh ấy. Chỉ vài đứa có tất, mặc ấm – nghe nói là con em của cán bộ xã.

Cô giáo chúng nó bảo: “Chỉ vài đứa có ủng – dép, còn lại đi chân đất từ nhà đến trường!”. Chỉ mấy tấm lót cao su xếp trong góc: “Sao không lót đệm cho các cháu đỡ lạnh chân?”.

Trải đệm lót, cho các con đỡ lạnh

Cô giáo ngắc ngứ: “Những tấm thảm của Cơm có thịt tài trợ đấy. Những chúng em tiết kiệm. Chỉ dùng khi đi ngủ, lót xuống sàn làm giường, cho các em ấm lưng!”.

Giời ạ!. Tiếc của kiểu này thì quá là phản tác dụng. Rải hết ra, cho chúng nó đỡ lạnh chân. Hỏng mấy tấm này, có tấm khác ngay – Nói đi liền với làm. Mấy bạn trong đoàn bê hết cả đống cao su, lót xuống nền nhà và đẩy từng đứa khỏi cái tư thế ngất nghểu trên ghế gỗ, ngồi khoanh chân trên sàn lót ấm, chen vai nhau truyền hơi ấm.

Lẩn thẩn sờ vai từng đứa trẻ đang run lẩy bẩy, lòng bàn tay chợt rụt lại khi đến bé gái tóc bết vào mặt, môi tím ngắt. Giời ạ! Nó ướt như 1 con chuột.

Lao lên xe, mở balô bới tìm chiếc áo sạch duy nhất còn lại, thay cho chiếc áo khoác mỏng đã ướt sũng, nặng trịch nước mưa. Con bé đã bớt lạnh nhưng răng vẫn đánh lập cập.

Giời ơi! Cái áo của mình là áo ngắn tay mỏng, mặc trong phòng, sao đủ ủ ấm?.

Ầng ậc nước dâng trên mi mắt, chợt giãn ra khi bàn tay ai đó choàng lên con bé chiếc khăn màu tím, dài thượt như thể cái chăn ấm ôm chặt thân hình bé nhỏ.

Sùng Thị Súa (đầu tiên, phải qua) đã ấm áp trong áo – khăn

Ngoái nhìn lại: Cô bạn có tên LaNa úp mặt vào tướng nức nở, cổ và đầu trống hoác, chẳng còn khăn.

Cô giáo Dền Thàng kể: Bé gái tên Sùng Thị Súa, 5 tuổi, nhà ở cách trường 2 quả đồi, người lớn đi bộ trong điều kiện thời tiết hanh khô, đường cực dễ đi cũng phải mất gần 1 tiếng đồng hồ.

Những ngày này, bé Súa phải dậy sớm, một mình đi học từ 6 giờ sáng và dính trời mưa, chả có chỗ nào trú, phải đội mưa đến trường, nên mới ướt lướt thướt, như hôm nay.

Ở cái lớp Mầm non 5 tuổi của Dền Thàng, mình cứ vẩn vơ bên cạnh 2 anh em Tráng A Chao (sinh năm 2004) và Tráng Thị Lan (sinh năm 2006). 2 anh em mặt tròn xoe, giống nhau như tạc và mắt chúng, lúc nào cũng buồn rười rượi, như chực khóc.

Anh Tráng A Chao và em Tráng Thị Lan (đầu tiên, trái qua)

Mà không khóc sao được khi mẹ chúng, sau thời gian sang đất Trung Quốc làm thuê đã mất ngay tháng trước (12/2011). Bố chúng, sau cả tuần khóc vợ, lại khăn gói sang Trung Quốc làm thuê, kiếm tiền nuôi con ăn học.

Những ngày này, 2 anh em cứ dắt nhau đến từng nhà trong bản ngủ nhờ, ăn nhờ và sống lờ nhờ, trong cuộc đời áo cơm rất thật.

Thật đến mức: Cu anh Tráng A Chao lẽ ra đã học lớp 1 rồi, nhưng các cô cũng đành để nó… “lưu ban” lại Mầm non, để đợi em, trông em và sáng chiều, lẫm chẫm dắt nhau kiếm từng miếng cơm, ngụm nước…

Mình đọc danh sách học sinh, thấy con bé Tráng Thị Lan sinh cùng ngày sinh với mình (23/10/2006). Gọi ngay điện thoại về nhà, nói chuẩn bị ít quần áo để gửi lên cho đứa bé.

Quay vào, đã thấy cô bạn Khanh – tình nguyện viên của Chương trình “Cơm có thịt”, đang làm ở Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, lúi húi đếm tiền đưa cho cô Hiệu trưởng. Thì ra Khanh sắm cho tụi trẻ con, mỗi đứa 1 đôi tất. 260 đứa lít nhít ở Dền Thàng là 260 đôi tất với tổng số tiền là 1.620.000 VND.

Các Tình nguyện viên Quỹ “Cơm có thịt” bàn việc chuyển hàng cho các bé

Chưa kịp cảm ơn Khanh, điện thoại đã rung lên bần bật, Tiến sĩ Lê Việt Đức ở Thụy Sĩ, mới về thăm nhà tại Hà Nội, rủ rỉ đầu dây bên kia: “Hà Nội lạnh 9 độ, học sinh được nghỉ hết. Trên đấy trẻ con có nghỉ không ông?”.

Mình nghèn nghẹn kể chuyện chân trần – áo mỏng Dền Thàng. Đầu dây bên kia lặng phắc một lúc, giọng Tiến sĩ Đức khàn lại: “Mai tôi bay sang kia rồi, cho tôi góp thêm 4 triệu đồng, để mua cho mỗi đứa Dền Thàng 1 đôi ủng, ông nhé!”…

Mình quay ra ngoài cửa. Nước chảy tràn trên má. Hình như nước mưa lạnh buốt?. Không phải! Hình như mình đã khóc. Khóc vì những thân phận áo cơm lít nhít vùng cao và khóc, cả vì những ấm áp mà bạn bè mình, đã sẻ chia với chúng, nơi cao vút – xa tít Dền Thàng…
———————————————————————————————————-

Lên Y Tý, Dền Thàng trong thời tiết có lúc lên đến 3 độ C
Chân trần bọn trẻ
Một miếng bánh, tấm áo để con tạm ấm lòng
Chân đất, lạnh lắm con ơi
Khoanh tay trước ngực, để chống rét
Lớp 5 tuổi khác ở Dền Thàng, học trong nhà tranh, nền đất nên các con được… đi dép. Người lớn còn co vòi, nữa là

TĐT : Mẫu giáo Dền Thàng là nơi đã được hỗ trợ ” Cơm thịt”, 100 chăn, thảm xốp…nhưng vẫn còn chưa chống được cái lạnh. Những nơi khác còn khó khăn hơn. Hôm nay gọi điện trách các cô : Hỏng xốp này thì mua xốp khác, sao lại tiết kiệm vậy. Còn nhiều cái phải làm.

Đọc bài của Hải xong, đi đặt mua áo luôn. Ngay tuần tới, tất cả trẻ con Mẫu giáo Dền Thàng sẽ có thêm áo rét. Bây giờ chống rét có lẽ là quan trọng nhất.

About trandangtuan

chỉ mong làm được những điều nho nhỏ...
Bài này đã được đăng trong Bài viết báo bạn. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

91 Responses to ĐÃ BẬT KHÓC, NGAY TẠI DỀN THÀNG

  1. MeCoi nói:

    Cám ơn lão trả lại tôi nụ cười sau khi khóc nhé, cái bạn Ninja áo đỏ này chắc học dốt quá nên bằng từng ấy rồi mà còn ngồi lớp mẫu giáo.

  2. Lana nói:

    Con bé rét run cầm cập, người nó cứ run lên. Cô Hà bánh mì sờ vào nó rồi la lên “Trời ơi áo quần nó ướt sũng!”. Quả thật hình ảnh chú Hải ngồi thụp xuống nắm lấy nó, rồi bật dậy đội mưa lao ra xe, ù về với cái áo pull rồi tức tốc lột ngay cái áo ướt của con bé trùm áo lành cho nó thật khó quên.
    Tớ hứa là tớ chỉ chảy nước mắt vì tự nhiên nó cứ trào ra, chứ không nức nở (ai lại trẻ con thế). Chẳng qua là trời mưa to quá đồng chí Hải tưởng thế đấy.

  3. Lana nói:

    Vâng đúng rồi anh Tuấn ơi. Ở đó tụi em đã sực nhớ Dền Thàng là nơi “cơm có thịt” tới gần như sớm nhất, có đợt áo rồi nhưng là áo nỉ vì đợt đó mới là cuối thu, chưa rét (chính cô bé Súa chỉ mặc duy nhất chiếc áo nỉ của “cơm thịt” trong thời tiết 3 – 4 độ C đấy anh ạ, cái áo sũng ướt đến tận người).

    Nhớ đến ‘chúng nó’ lại nhòe nhoẹt, không ngủ được.

    • trandangtuan nói:

      Bây giờ phải tính cách đưa áo lên ngay. Mai sẽ phải chốt kế hoạch vụ này.

      • Lana nói:

        Bên Giỏ Thị cũng rất nhiều gọi về góp tiền mua áo ấm lên cho các bé. Còn có một bà mẹ trẻ gởi góp nguyên năm rồi hôm nay lại chuyển thêm một khoản, nhắn Lana phần này góp “cơm thịt” phần này góp áo ấm. Cảm động và ấm lòng lắm anh ạ.

  4. Phạm Ngọc Tiến nói:

    Đã còm bên MTH. Giờ đọc lại cứ thấy lợn cợn về cái nền gạch. Rét quá.

  5. Quy nuoc Nam nói:

    Xúc động quá. …Cảm ơn tác giả cho mọi người biết cuộc sống trẻ thơ nơi địa đầu Tổ quốc.

  6. never nói:

    Ngày 5/1, cháu có gửi vào TK của Chú Tuấn 450.000vnd, bao gồm : 200.000 tiền ủng hộ cơm có thịt T1/2012 của cháu, và 250.000vnd ủng hộ cho gánh hàng xén của chị STC (khoản này là do 2 bạn của của cháu góp: 200.000 vnd (Bạn Huỳnh Kỳ Hiệp) + 50.000 vnd (bạn Lâm Thị Hường), chú gửi STC giúp cháu nhé.
    Chúc chú và mọi người một ngày tốt lành ạ!

    • Đọc bài viết này của anh Mai Thanh Hải và bài “Vùng cao: Đi và thấy” tôi thật sự xúc động trước tình cảnh của các em và tấm lòng của các anh chị tham gia dự án “Cơm có thịt”. Tôi đã cảm tác mấy vần thơ, tuy không hay nhưng cũng xin gửi tặng các anh chị như một sự cảm ơn vạn tấm lòng vì các em có hoàn cảnh khó khăn!
      CHO NHỮNG TẤM LÒNG
      (tặng anh Tuấn, anh Tiến và những anh chỉ tham gia dự án Cơm có thịt)

      Ừ thì nợ ngọt đắng những món nợ,
      Đi và thấy những bể khổ luân hồi.
      Đời rất rộng, đường chân trời xa lắm
      Nắm tay nhau sưởi ấm những tấm lòng…

      Ừ thì nợ những món nợ tiền kiếp,
      Sống trên đời ta đã vay nghĩa nhân.
      Bàn tay bé, vạn bàn tay kết lại
      Một bầu trời nhân ái nở đầy hoa.

      Ù thì nợ nhưng sao lòng ấm lạ,
      Nhỏ nhoi ơi, vững chãi bước chân vào.
      Dẫu phía trước đường chân trời xa lắm
      Vạn tình thương rực rỡ hoá mặt trời.
      Từ Dạ Linh

  7. Long Pham nói:

    Bác TDT ơi trời lạnh thế này thì ngoài quần áo, có lẽ nên có thêm cái lò sưởi đốt củi thì tốt bác nhỉ. Chắc các bác cũng đã tham khảo, nếu có trong lớp cái lò sưởi chắc tốt hơn bác nhỉ, chủ yếu là đưa cái ống khói ra ngoài là ổn bác ạ.

    • trandangtuan nói:

      Các cô cho than củi vào chậu, lót để trong nhà. Chưa có cách khác bạn ạ. Và rát quá thì học sinh ở nhà. Nhưng một số bố mẹ bận đi làm vẫn đưa trẻ con đến.

      • Do Chi Dzung nói:

        Anh Tuấn ơi, em thất ý kiến của Long Pham có lý vì củi ở rừng nhiều, bố mẹ có thể đóng góp hoặc mua cũng được và nếu xây 1 lò xưởi cho mỗi lớp học cũng không tốn nhiều chi phí lại sử dụng được lâu dài, việc này giống như ở bên Tây họ làm lò xưởi trong nhà hay những người dân ở vùng cao luôn có một bếp than hồng giữa nhà để sưởi ấm và nấu nướng.
        Nhưng không biết việc này có phải là bột phát không khi lò sưởi làm thay đổi lớp học, mình có thể tác động đến địa phương nghĩ về vấn đề này khi xây lớp học không nhỉ? em cho là với tầm của các anh việc này đơn giản.
        Cái này có thể nói là ý thức cho họ tự giúp bản thân giống như các NGO cho dân mượn trâu cày, mượn bò sinh sản, xây biogas…. Đây mới là kế sách dài hạn.

        Chi Dzung

  8. Ngọc Linh nói:

    Các Bác xúc động làm tôi cũng nghẹn lòng theo, nhưng … lại nhưng : Sống ở đâu thì Âu đó các bác ạ. Các bé người dân tộc có rèn luyện như thế thì khi lớn lên mới CHÂN ĐỒNG VAI SẮT được, mới trèo đèo lội suối , sống trong những điều kiện khắc nghiệt được,. Với chúng đi chân đất trời lạnh là chuyện bình thường. Nhớ năm 1993 tôi đóng ở Dào San ( Lai Châu) trời mùa đông có băng giá mà có thằng bé 4 tuổi sáng sớm mà cứ trần chuồng chạy thẳng từ nhà ra sân mang theo một cái rìu của bố nó để bổ vào một khúc gỗ. Lúc đó tôi rất ngạc nhiên nhưng sau vào nhà nói chuyện với bố mẹ nó ( đang ngồi bếp lửa ) thì mới biết đó là trò chơi của ông mãnh 4 tuổi đó .

    Tuần trước tôi đi Hà giang , từ Mèo Vạc về Đồng Văn giữa đường trông thấy 2 thằng bé độ 3 tuổi giống nhau như 2 giọt nước cởi trần cởi chuồng đứng tơ hơ ngoài ruộng rau , dừng lại chụp ảnh thì phát hiện ra cả mẹ 2 đứa , cô này ăn mặc rất ấm áp ( áo blu-zong màu hồng như của vợ mình ở HN, tóc nhuộm hoe hoe vàng hơn vợ mình ) , một lúc sau mấy mẹ con đi về nhà thì thấy từ trong nhà phọt ra 1 ông tướng nữa cũng trần chuồng , ông này lấm lét nhìn bố mẹ và 2 thằng bé kia rồi nhanh tay bốc trộm 1 nắm củ lạc sống sau đó chạy biến ra ruộng ăn một mình. Quan sát thấy nhà người Mông này cũng khá giả. 2 vợ chồng trẻ khoẻ văn minh ra phết mà để 3 đứa con như thế. ….

    Qua nhiều lần mắt thấy tai nghe như vậy nên tôi Ngộ ra 1 điều là : KIỂU Ở ĐẤY NÓ PHẢI THẾ. và phải thế thì họ mới không bị người Kinh như chúng ta đồng hóa. Tôi e rằng các cuộc vận động quyên góp dù rất ý nghĩa và cao cả của các bác, dù xuất phát từ những tấm lòng trong sáng vằng vặc và đầy trắc ẩn của các bác sẽ không mang lại được điều gì tốt đẹp cho người dân tộc thiểu số về mặt tinh thần mà nó ngày càng sói mòn văn hóa tộc người của họ. Tặng các em bé dân tộc bít tất và áo rét chỉ làm được một việc duy nhất là thỏa mãn lòng trắc ẩn của các bác mà thôi, vì chắc chắn những con người sinh ra trong giá lạnh biên thùy đâu cần đến những gì mà ta cho là họ cần, họ thiếu. Đâu phải cái gì con chúng ta cần là con họ cần. Cái họ cần là để cho họ được yên, đừng ai tác động gì đến họ, mà chỉ nên khuyến khích họ bảo lưu mọi truyền thống tốt đẹp của mình ( kể cả truyền thống không cần ăn thịt vào những ngày bình thường – bởi họ ăn rất nhiều thịt vào mỗi phiên chợ và các dịp lễ Tết và kể cả truyền thống cho trẻ con ăn mặc phong phanh đi chân đất trời lạnh ). Các em bé đó rất cứng cáp và ít bị viêm phế quản, viêm phổi như chúng ta và con em người Kinh chúng ta, nhìn những đôi bàn chân em nào em nấy đều dày dặn, chắc chắn, mặt mũi em nào cũng hồng hào như tấm ảnh bác chụp đã cho thấy rõ.

    Theo thiển ý của tôi, nên chăng chúng ta hãy dùng tiền quyên góp được để lên vùng cao mua đồ bản địa để tặng các em bé hay những gia đình khó khăn. Việc làm này lợi cả đôi đường vừa kích thích kinh tế địa phương phát triển (khuyến khích người dân bản địa tự sản xuất ra quần áo, vật dụng phù hợp với nhu cầu và bản sắc của họ) – lại vừa giúp bảo tồn giá trị văn hóa đặc trưng của họ (Người Mông mặc đồ Mông, người Dao mặc đồ Dao). Chứ còn mỗi lần lên vùng cao thấy người lớn, trẻ con Mông, Dao, … khoác trên mình những đồ “second hand” hay thậm chí đồ Âu mới toe dưới xuôi mang lên mà xót xa lắm thay.

    • Trandangtuan nói:

      Bạn có thực sự tự tin vào những lý luận bạn vừa đưa ra không ?.

      • Nguyễn Phúc nói:

        Gửi bác Tuấn
        Tôi e rằng các cuộc vận động quyên góp dù rất ý nghĩa và cao cả của các bác, dù xuất phát từ những tấm lòng trong sáng vằng vặc và đầy trắc ẩn của các bác sẽ không mang lại được điều gì tốt đẹp cho người dân tộc thiểu số về mặt tinh thần mà nó ngày càng sói mòn văn hóa tộc người của họ.
        Tôi khẳng định và thừa sự tự tin cho lý luận này. Vì giúp người bằng “Cơm và thịt” nó chỉ mang tính chất tạm thời và trước mắt. Làm về lâu về dài và đạt hiệu quả hơi khó, không khả thi, khả quan

        • Lana nói:

          Gửi bác Nguyễn Phúc: Tôi nghĩ để nhận xét ‘khả thi/ khả quan’, thuyết phục và công bắng nhất là hãy cùng nhìn vào những điều CCT làm trong một năm qua, những giá trị tuy không phải lớn lao nhưng rất thật ở những nơi, những điểm trường học CCT đã đến. Bác Tuấn có công khai chia sẻ mọi thông tin để bác hay bất kỳ ai muốn cũng có thể liên lạc trực tiếp với các thầy cô giáo ở các điểm trường này. Hoặc để chắc chắn hơn nữa, bác có thể làm một chuyến đi độc lập đến những nơi đó bác ạ.

          • Tom nói:

            Gửi Lana : Các anh/chị muốn trao đổi với bác Tuấn VTV . Lana là gì ở trang này ?

          • Nguyễn Phúc nói:

            Gửi Lana.
            Giúp người là một nghĩa cử cao đẹp của tình người. Bởi vậy có rất nhiều tổ chức từ thiện tự thành lập và lập ra chứ không phụ thuộc vào sự giám sát, kiểm soát của Nhà nước. Và thực tế không biết những tổ chức đấy hành thiện như thế nào?. Nên nhiều bài viết về sự hành thiện thật mùi mẫn, thương cảm của các tổ chức đưa ra nhưng kết quả và thực tế bị phản bác là tin tức bịa đặt, hoàn toàn sai sự thật, tiếp theo lại thông tin gian lận. Và bác Tuấn cây ngay sợ gì… Mọi người vẫn tin tưởng bác Tuấn hàng ngày chuyển tiền vào tài khoản của bác ầm ầm và rầm rộ. Và để thể hiện cho sự trong sáng , minh bạch của trang blog. Bác Tuấn đã ghi chi tiết cụ thể và trình bày rõ ràng các khoản thu, chi trên trang blog. Nên bác Tuấn cùng các bạn của mình không bận tâm suy nghĩ và tiếp tục công việc hành thiện của mình.

        • Lana nói:

          @Tom: Lana đương nhiên không là gì chỉ giản dị là người ủng hộ CCT. Phần comment này xưa giờ bà con ủng hộ CCT vô để thảo luận chia sẻ. Có thể có một vài cá nhân vào để làm gì đó, còn Lana và hầu hết bà con không là gì cả, hơ hơ.

          • Thanh Mai nói:

            Gửi Lana. “Có thể có một vài cá nhân vào để làm gì đó”?. Theo tôi nghĩ trèo tường vào để lấy tiền không làm được rồi. Bởi vì lấy tiền chỉ có chủ tài khoản mới lấy được còn lại không thể lấy được tiền trừ được sự uỷ quyền của bác Tuấn. Còn đâu để phản đối bác Tuấn thì làm sao có thể phản đối được. Bởi vì bác Tuấn hành thiện có làm gì khuất tất đâu mà phản đối được. Nên mọi người vào đương nhiên là nhận xét. Và nhận xét đồng tình với bác Tuấn và nhận xét không đồng tình quan điểm với bác Tuấn. Bởi vậy mới tạo cho Lana lại có suy nghĩ không tốt “Có thể có một vài cá nhân vào để làm gì đó?”

          • Tom nói:

            Lana mến . Tom thấy có bác viết rõ GỬI ANH TUẤN mà được Lana trả lời . Tom cũng như nhiều người muốn chính bác Tuấn trả lời thôi mà. Lana không cần suy nghĩ quá làm gì , Tom vào đây chỉ mong được làm việc tốt thôi. Chúc Lana vui.
            Tom

          • Vì Dân nói:

            G­ửi Lana. Mọi nhận xét dù khen hay chê, đồng tình hay không đồng tình của các ý kiến đưa ra nhận xét đưa ra trong quá trình mình hành thiện. Mình nên lấy các ý kến đó để tiếp thu trong quá trình hành thiện tránh cho mình những thiếu sót và mang lại cho mình những phương án khả thi, khả quan trong quá trình hành thiện.
            Lời nhận xét thiếu cân nhắc, thiếu chín chắn của Lana làm mọi người nghĩ Lana thay mặt, đại diện bác Tuấn nhận xét làm mọi người nghĩ bác Tuấn cũng là một người nông nổi, thiếu chín chắn như Lana. Bởi vì khen thì hể hả, còn chê mà mặt sưng tiếp theo là những cử chỉ, lời nói còn rất trẻ con, nông nổi và bồng bột. Mong Lana lần sau hãy suy nghĩ chín chắn hơn mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống. Chúc mọt người vững tâm trong công tác hành thiện của mình.

          • Hồng Hạnh nói:

            Ôi Lana ! Văn của bạn đã phản ảnh bạn là người ntn nên đọc biết liền .

          • Mai Phương nói:

            @ Bạn Hồng Hạnh. Mình có thể thông cảm cho bạn Lana cũng như của tất cả mọi người vì đơn giản mọi người nghĩ đơn thuần viết nhận xét. Bởi vậy không chú trọng đọc soát cho thật kỹ nên có thể có sai xót trong quá trình viết. Nhưng vẫn làm cho người đọc hiểu được nội dung nhận xét để lại. Chính vì thế không thể đánh giá được con người ta ntn? . Quan trọng ý nghĩ, cư xử, hành động của bạn của đối với mọi người như thế nào?. Cái đấy mới đánh giá được bạn Lana cũng như tất cả mọi người.
            Nên bạn Hồng Hạnh cũng nên thông cảm cho bạn Lana và cũng như tất cả mọi người nếu trong quá trình viết nhận xét còn sai xót do không đọc xoát kỹ. Quan trọng bản chất con người ta là tốt.

          • Mai Phương nói:

            @ Bạn Hồng Hạnh. Mình có thể thông cảm cho bạn Lana cũng như của tất cả mọi người vì đơn giản mọi người nghĩ đơn thuần viết nhận xét. Bởi vậy không chú trọng đọc soát cho thật kỹ nên có thể có sai xót trong quá trình viết. Nhưng vẫn làm cho người đọc hiểu được nội dung nhận xét để lại. Chính vì thế không thể đánh giá được con người ta ntn? . Quan trọng ý nghĩ, cư xử, hành động của bạn của đối với mọi người như thế nào?. Cái đấy mới đánh giá được bạn Lana cũng như tất cả mọi người.
            Nên bạn Hồng Hạnh cũng nên thông cảm cho bạn Lana và cũng như tất cả mọi người viết nhận xét từ trước đến nay trên trang blog anh Tuấn do trong quá trình viết nhận xét đọc soát không kỹ.

          • Đăng Khoa nói:

            Gửi Lana “Có thể có một vài cá nhân vào để làm gì đó”. Nếu như không mang tiền chuyển vào tài khoản của bác Tuấn chắc là vào đây để lấy tiền của bác Tuấn và vào đây để lừa để lấy tiền của bác Tuấn. Do mọi người chuyển tiền vào tài khoản bác Tuấn nhiều quá. Có phải ý của bạn Lana nghi nghờ và có câu hỏi thể này không nhỉ?
            Nhưng vào đây viết nhận xét làm sao ra được tiền và làm sao lấy được tiền. Và lấy tiền ở trong ngân hàng tài khoản của bác Tuấn, ngoài bác Tuấn ra còn ai có thể vào lấy được nữa đây nếu không có sự đồng ý của chủ tài khoản?
            Người khác còn có thể bị ăn lừa riêng bác Tuấn làm sao mọi người lừa được bác. Nói bác Tuấn qua mặt được mọi người nghe còn dễ tin. Còn để người khác qua mặt được bác Tuấn làm sao mọi người có đủ trình độ để qua mặt được bác Tuấn.
            Nên Lana có suy nghĩ đây là không ổn!. Nên Lana suy nghĩ để viết ra làm sao mọi người không hiểu nhầm về nhau, và không hiểu nhầm về bác Tuấn.
            Nên bạn Hồng Hạnh cũng không nên nghĩ xấu và hiểu nhầm về bạn Lana.

          • Lana nói:

            Rất xin lỗi các bạn không liên quan nếu câu chữ không chuẩn làm hiểu lầm. Cái còm trên Lana để trả lời bạn “Lana là gì ở trang này”.

      • Mẹ Đốp Hoài Tố Hạnh nói:

        Tuấn chấp làm gì mấy cha vô cảm, phá thối. Nếu xem các em đây như con cháu ruột thịt thì lũ makeno đã không lảm nhảm dạy đời bằng cái giọng phản cảm như thế.

    • Do Chi Dzung nói:

      Mình nghĩ sao bạn không quay về với việc đi chân đất, guốc mộc, ăn cơm bằng cám trộn với mùn cưa hoặc ở lại ngôi nhà dùng tấm liếp làm cửa ra vào, ngọn tre để làm cổng như những nhân vật của Đời Thừa, Lão Hạc, Vợ nhặt đi để giữ lại nét văn hóa của người Việt thay vì đi giầy, ở trong nhà xây, chạy xe moto, dùng toilet tự hoại như hiện nay. Cuộc sống thay đổi, sự vật thay đổi, bạn thay đổi? tại sao bạn không cho người khác thay đổi để sống tích cực hơn? Có thể bạn đã gõ nhầm địa chỉ vào trang này hay lương tâm của mình đặt nhầm chỗ?
      Mong bạn thay đổi.

      Chí Dzũng
      dochidzung@gmail.com

    • Lana nói:

      Cách đây 1 tuần tôi cũng nghĩ như bạn, rằng trẻ con miền núi được tôi luyện để chịu rét. Nhưng nếu bạn đi cùng chuyến đi vừa rồi, ở Dền Thàng này, để ý, bạn sẽ thấy những đứa trẻ 4, 5 tuổi ngồi (trong lớp) với tư thế giống hệt nhau: bàn chân chúng quắp lại và hai tay nắm co dấu dưới bụng hết mức có thể. (bạn có thể nhìn thấy ngay ở những bức hình trên).
      Chúng biết rét, rất rét bạn ạ.
      Thêm một con số nữa: Một lớp mầm non danh sách có 28 cháu nhưng buổi chúng tôi ở đó chỉ có 16 cháu đi học, còn lại nghỉ vì ốm, và lạnh.

      • Nguyễn Phúc nói:

        Giúp người là một nghĩa cử cao đẹp của tình người. Bởi vậy có rất nhiều tổ chức từ thiện tự thành lập và lập ra chứ không phụ thuộc vào sự giám sát, kiểm soát của Nhà nước. Và thực tế không biết những tổ chức đấy hành thiện như thế nào?. Nên nhiều bài viết về sự hành thiện thật mùi mẫn, thương cảm của các tổ chức đưa ra nhưng kết quả và thực tế bị phản bác là tin tức bịa đặt, hoàn toàn sai sự thật, tiếp theo lại thông tin gian lận. Và bác Tuấn cây ngay sợ gì… Mọi người vẫn tin tưởng bác Tuấn hàng ngày chuyển tiền vào tài khoản của bác ầm ầm và rầm rộ. Và để thể hiện cho sự trong sáng , minh bạch của trang blog bác Tuấn đã ghi chi tiết cụ thể các khoản thu, chi trên trang blog. Nên bác không bận tâm suy nghĩ và tiếp tục công việc hành thiện của mình.

    • thủ kho nói:

      Thật buồn vì còn nhiều người giống Ngọc Linh, nên mới có câu chuyện cô bé 9 tuổi chiều rời lớp và không bao giờ đến nữa.

    • 60vkl nói:

      Không hẳn là bạn đúng đâu.
      Nếu để bọn trẻ phát triển tự nhiên theo cách của bạn thì công nhận là sau này chúng rất mạnh khỏe, hơn nhiều con cái chúng ta.
      Nhưng đấy là với những đứa đã sống sót được thôi, sự chọn lọc tự nhiên đã chọn ra một số đứa sống để rất khỏe mạnh và cũng lấy đi mạng sống của rất nhiều đứa trẻ vô tội khác. Để thấy điều này bạn cứ vào các bệnh xá xã hoặc bệnh viện tuyến huyện ở các tỉnh vùng cao thì rõ.
      Việc chúng ta cần làm là giúp cho mọi đứa trẻ được sống, sống tốt hơn, khỏe hơn, sống có tương lai hơn.

    • Tom nói:

      Narrow minded and selfish posted – Don’t discourage the goodwill of Tran Dang Tuan and his friends.
      Mr. Tran Dang Tuan, I have a great respect for what you’re doing, good job!

    • Ngọc Vũ nói:

      Thật sự, không hiểu nổi “Ngọc Linh” này.

    • Chí Dũng nói:

      Bác Ngọc Linh nhận xét quá đúng và hay!. Tôi khâm phục những suy nghĩ cùng ý tưởng cuả bác Tuấn đang làm và thực hiện. Nhưng đọc suy nghĩ của bác Ngọc Linh tôi càng khâm phục suy nghĩ của bác Ngọc Linh hơn.
      Tôi theo quan điểm của bác Ngọc Linh

      • Chí Dũng nói:

        Bởi vì. Mỗi một vùng, một địa phương, một nơi đều một nét văn hoá đặc sắc riêng và mình chỉ có giúp họ bằng vật chất bằng “Cơm và thịt” chỉ bằng phương pháp này để mình giúp họ. Blog TĐT giúp bằng phương pháp “Cơm và thịt”. Với phương pháp này liệu những dân tộc miền núi có khá và phát triển nên được không?. Tôi nghĩ giúp người bằng “Cơm và thịt” nó chỉ là phương pháp giúp tạm thời. Nên tôi đồng ý với quan điềm Ngọc Linh.

        • Chí Dũng nói:

          Bởi vì. Mỗi một vùng, một địa phương, một nơi đều một nét văn hoá đặc sắc riêng.
          Và mình giúp đời sống nhân dân miền núi bằng vật chất “Cơm và thịt” chỉ bằng phương pháp này để mình giúp họ. Với phương pháp này liệu những dân tộc miền núi có khá và phát triển nên được không?. Tôi nghĩ giúp người bằng “Cơm và thịt” nó chỉ là phương pháp giúp tạm thời.
          Mong anh Tuấn cùng đoàn nhân một chuyến đi kết hợp các biện pháp giúp đời sống nhân dân miền núi làm sao những việc mình làm mang đến cho mọi người đạt hiệu quả, thành công. Để không phụ công sự tin tưởng, uỷ thác của mọi người dành cho mình và blog.

    • Lana nói:

      Gửi bác Nguyễn Phúc: Tôi nghĩ để nhận xét ‘khả thi/ khả quan’, thuyết phục và công bắng nhất là hãy cùng nhìn vào những điều CCT làm trong một năm qua, những giá trị tuy không phải lớn lao nhưng rất thật ở những nơi, những điểm trường học CCT đã đến. Bác Tuấn có công khai chia sẻ mọi thông tin để bác hay bất kỳ ai muốn cũng có thể liên lạc trực tiếp với các thầy cô giáo ở các điểm trường này. Hoặc để chắc chắn hơn nữa, bác có thể làm một chuyến đi độc lập đến những nơi đó bác ạ.

      • Nguyễn Phúc nói:

        Giúp người là một nghĩa cử cao đẹp của tình người. Bởi vậy có rất nhiều tổ chức từ thiện tự thành lập và lập ra chứ không phụ thuộc vào sự giám sát, kiểm soát của Nhà nước. Và thực tế không biết những tổ chức đấy hành thiện như thế nào?. Nên nhiều bài viết về sự hành thiện thật mùi mẫn, thương cảm của các tổ chức đưa ra nhưng kết quả và thực tế bị phản bác là tin tức bịa đặt, hoàn toàn sai sự thật, tiếp theo lại thông tin gian lận. Và bác Tuấn cây ngay sợ gì… Mọi người vẫn tin tưởng bác Tuấn hàng ngày chuyển tiền vào tài khoản của bác ầm ầm và rầm rộ. Và để thể hiện cho sự trong sáng , minh bạch của trang blog bác Tuấn đã ghi chi tiết cụ thể các khoản thu, chi trên trang blog. Nên bác không bận tâm suy nghĩ và tiếp tục công việc hành thiện của mình.

  9. minhtam1970 nói:

    Cảm ơn bạn nói hộ chút lăn tăn trong lòng mình. Mình thì chưa bao giờ được lên vùng núi phía Bắc ( trừ Sapa) nên ko hiểu lắm về cuộc sông trên đấy, nhưng có đi Tây tạng. Trẻ em ở đó cũng rất phong phanh, thậm chí nghe nói theo truyền thống trẻ mới sinh ra được nhúng vào nước sông lạnh căm căm, nếu qua khỏi thì nuôi, ko thì trả lại cát bụi:(. Nhưng bây giờ công cuộc đồng hoá của người Hán làm thay đổi bộ mặt Tây tạng rất nhiều, khiến chúng mình, những người du lịch ko khỏi nuối tiếc. Vì vậy khi đọc những bài đầu tiên của bác Tuấn, chị Sống chậm, minh cũng có những suy nghĩ như bạn. Rồi minh nghĩ, thật ra người Kinh ta xưa kia dưới mắt người Âu cũng thế, và ngày nay cuộc sông của chúng ta về nhu cầu cũng không khác dân Âu là bao nhiêu. Bỏ qua những câu chuyện chính trị đau đầu, thì chác rằng Quá trình hội nhập có lẽ phải như thế ( ko tránh khỏi những tiếc nuối) . Ko lẽ chúng ta cứ để cho trẻ đói rách, thất học chỉ vì bố mẹ chúng cũng từng thế và không biết là có những trẻ khác được ấm no, sạch sẽ? Không lẽ chỉ vì thú vui được ngắm những bé con nhếch nhác thuần chất dân tộc mà chúng ta khước từ cơ hội giới thiêu tới chúng miếng ăn ngon hơn, áo mặc ấm hơn, và xa hơn nữa là cuộc sống rộng dài hơn? Phải không bạn? Chỉ hy vọng khi chúng lớn lên đủ tỉnh táo lựa chọn cuộc sống cho mình, ko bị đồng hoá ào ạt cả những vấn nạn dưới xuôi:(

  10. He..He.. Nghe Ngoc Linh nghẹn lòng mà tớ cũng tắc nghẽn lòng luôn.Chẳng khác nào bảo người Giao Chỉ (dân tộc kinh) không nên đi guốc,dép để giữ gìn bản sắc văn hoá Giao Chỉ,hay Ngọc Linh nói với ông bà,cha mẹ không nên mặc quần áo,lấy lá quấn quanh che thôi là được rồi để giữ bản sắc thuỷ tổ của loài người.
    Tớ vừa đọc tin chính phủ sẽ đào tạo thêm 20.000 tiến sĩ và 29.000 tiến sĩ dậy đại học ….he..he.. vui thế

    • Chí Dũng nói:

      Những việc bác Tuấn làm đấy chính là thể hiện tấm lòng của bác Tuấn “Thương người như thể thương thân” của bác Tuấn. Bác Tuấn đã kêu gọi được mọi người tham gia blog TĐT. Nếu như bác Tuấn đưa những hình ảnh của bác chụp đưa đến đảng và nhà nước để lãnh đạo nhà nước biết đến cuộc sống nhân dân miền nuí khó khăn đến mức độ nào để có thêm sự tham gia của đảng và nhà nước. Toàn là những lãnh đạo và đều giống nhau với một tấm lòng “Thương người như thể thương thân” Lúc đấy có đường lối chính sách của đảng và nhà nước và có sự tương trợ của blog TĐT ra tay giúp sức. Đời sống của người dân miền núi không còn nghèo khổ. Thay vào đó đời sống nhân dân miền núi ấm no, hạnh phúc và phát triển nhanh chóng về mọi mặt.
      Chúc bác Tuấn cùng trang blog luôn giúp và đưa đất nước dân tộc Việt Nam thoát khỏi khó khăn, nghèo nàn, lạc hậu.
      .

    • Thu Giang nói:

      Gửi bạn Cao Bắc Lạng.
      Biết làm thế nào đây ? nhận xét của bác Cao Bắc Lạng, bác Tuấn cùng bác Cao Bắc Lạng phải mang lên các lãnh đạo đảng và Nhà Nước để có phương án giải quyết. Đấy là trách nhiệm vụ của Đảng và Nhà Nước giúp đời sống nhân dân tthoát cảnh nghèo nàn, khó khăn, lạc hậu. Mọi người trông chờ và chờ đợi vào bác một mình bác Tuấn như vậy liệu có làm nên chuyện và làm nên đại sự không? Trong khi đó bác Tuấn cũng chỉ là một người dân bình thường như bao nhiêu người dân bình thường đang sống trên đất nước Việt Nam. Mọi người lại trông mong vào một minh bác Tuấn thi hành nhiệm vụ cao cả vĩ đại giúp đời sống của nhân dân thoát cảnh khó khăn, nghèo nàn, lạc hâu. Các bác lại hy vọng, chờ đợi, trông chờ vào bác Tuấn quá nhiều, quá lớn đối với bác Tuấn rồi. Các bác cũng nên cân nhắc và xem xét lại.

      • Thu Giang nói:

        Gửi bạn Cao Bắc Lạng.
        Biết làm thế nào đây ? đọc nhận xét của bác Cao Bắc Lạng. Bác Cao Bắc Lạng cùng bác Tuấn đưa nhận xét, ý kiến của hai bác mang lên các lãnh đạo của đảng và Nhà Nước để có phương án giải quyết. Đấy là trách nhiệm, nhiệm vụ của Đảng và Nhà Nước giúp đời sống của dân thoát khỏi cảnh nghèo nàn, khó khăn, lạc hậu. Mọi người trông chờ và chờ đợi vào bác một mình bác Tuấn như vậy liệu bác Tuấn có làm nên chuyện và làm nên đại sự không? Trong khi đó bác Tuấn cũng chỉ là một người dân bình thường không quyền, không chức như bao người dân bình thường khác đang sống trên đất nước Việt Nam. Mọi người lại trông mong vào một mình bác Tuấn thi hành nhiệm vụ cao cả vĩ đại giúp đời sống của nhân dân thoát khỏi cảnh khó khăn, nghèo nàn, lạc hậu. Các bác lại hy vọng, chờ đợi, trông mong vào bác Tuấn quá nhiều, quá lớn đối với bác Tuấn rồi. Các bác cũng nên cân nhắc và xem xét lại.

  11. Bánh Mỳ nói:

    Chẳng biết phải nói gì sau khi đọc những suy nghĩ của bạn Ngọc Linh. Chỉ kể một chuyện buồn khi trò chuyện kỹ hơn với các thầy cô giáo trên Pa Cheo sau chuyến đi vừa rồi, là đầu năm vừa rồi có một bé gái 9 tuổi, học lớp 4, ngoan và học giỏi nhất lớp, sáng đi học, chiều về nằm ngủ và ko dậy nữa! Mọi người đoán bé bị cảm. Tới những điểm trường tiếp theo, tôi không dám hỏi kỹ hơn nữa vì thấy những gì tận mắt nhìn đã quá ám ảnh! Cái giá để có được những “CHÂN ĐỒNG VAI SẮT” đắt quá! Và có lẽ lâu nay họ bị thế giới ấm no bỏ quên bởi nhiều người vẫn nghĩ “Cái họ cần là để cho họ được yên, đừng ai tác động gì đến họ, ….”

  12. Dana nói:

    “Chết mày chưa, cho mày chừa!”

  13. HVan nói:

    Thật đau xót quá khi nhìn thấy trẻ nhỏ phải chịu thiếu thốn, đói và rét.
    Đã là con người thì ai mà chẳng biết thế nào là đói và rét. Mong hai bác minhtam và Ngọc Linh suy xét trước khi phát biểu những câu vô tình như vậy.

    • Gửi bạn Ngọc Linh!
      Văn hóa là một quá trình tích lũy, chọn lọc và tiếp biến qua nhiều thế hệ. Chính trong quá trình đó, những gì lạc hậu, cổ hũ, không theo kịp với nhu cầu đời sống của con người thì sẽ bị đào thải bạn ạ. Nói như bạn thì dân tộc Kinh chúng ta phải trở lại dùng vỏ cây làm trang phục, phải dùng lại cái ngôn ngữ việt-Mường cổ như trời thì đọc là blời, trâu đọc là blâu… Nên tôi nghĩ bạn không nên nhìn nhận mọi việc như vậy. Không ai muốn khổ cả, không ai muốn đói, muốn rách cả, chẳng qua là điều kiện không cho phép. Nếu ta giúp đỡ được gì cho họ, dẫu chỉ là một lời nói, một sự cảm thông chia sẻ thì đều nên làm, có đúng vậy không bạn?
      Vài lời trao đổi thẳng thắn, nếu có gì bất nhã mong bạn lượng thứ!

      • Chí Dũng nói:

        Qúa đúng.! Bạn Từ Dạ Linh có sự nhận xét đúng.
        Không ai muốn khổ cả, không ai muốn đói, muốn rách cả, chẳng qua là điều kiện không cho phép. Nếu ta giúp đỡ được gì cho họ, dẫu chỉ là một lời nói, một sự cảm thông chia sẻ thì đều nên làm.
        “Cơm và thịt” là giúp người về mặt vật chất. Tôi nghĩ bác Tuấn ngoài phương pháp giúp người bằng vật chất “Cơm và Thịt” bác Tuấn nên kết hợp thêm những phương pháp khác vào nhân một chuyến đi đến miền núi với đường xá xa xôi và hiểm trở. Để kết quả mình làm có hiệu quả, thành công, tốt đẹp hơn.

    • Trandangtuan nói:

      Ý Bác MinhTam có ý kiến khác, bạn ạ. Cám ơn các bạn đã chia sẻ những cảm xúc thực tế. Tôi nghĩ nếu đi, nhìn kỹ thì mới rõ , như các bạn đã nói rất cụ thể. Thực tế sẽ chứng Minh cách nghĩ nào đúng hơn.

  14. lý tuyết mai nói:

    Kính gửi các chú, các cô, các anh các chị!
    Cháu vừa đọc blog của Mai Thanh Hải về Dền Thàng, quả thực rất buồn, nhưng cũng thực sự mong các cô, chú, anh chị trong tổ chức thông cảm cho các cô giáo ở Dền Thàng vì thực sự các cô giáo cũng rất yêu thương học sinh và phải là người thực sự có tâm huyến mới bám trụ lại Dền Thàng, Mọi người trong tổ chức đã lên điểm trường chính của Dền Thàng, đã cảm nhận được cái lạnh tại nơi đây thì cũng đã hiểu được cái vất vả và khó khăn nơi này. Phải rất lâu rồi, từ khi thành lập trường đến nay MG Dền Thàng mới được một tổ chức cho nhiều thứ đến thế, vì vậy các cô rất mừng nhưng cùng với việc mừng rỡ đó thì các cô giáo lại nghĩ đến việc tiết kiệm, vì lo hỏng thì sẽ k có cái mà dùng, “Chỉ dám trải xốp cho các cháu khi đi ngủ thôi”!!! các cô giáo phải giữ gìn và muốn được sử dụng những vật dụng này lâu hơn (chứ k phải để cho mới hay làm gì đó), Là một cô gái Mông ở Pa Cheo, cháu đã lớn lên cũng từ những khó khăn và cái lạnh ấy (mặc dù được bố mẹ chăm lo tốt hơn), nhưng cháu cũng rất mong muốn những đứa trẻ quê minh sẽ tiến bộ và văn minh hơn, trước hết là giữa mùa đông giá rét sẽ không bị lạnh, sẽ có áo ấm để mặc và có những bộ quần áo như người kinh thơm tho và sạch sẽ, dù vẫn giữ bản sắc văn hóa nhưng sẽ tiến bộ hơn và ấm áp hơn trong thời tiết khắc nghiệt của vùng rừng này. Là một cán bộ phụ trách chuyên môn và giám sát chương trình cho tổ chức nhưng do thời gian này công việc quá bận rộn, chỉ nghe các cô giáo báo cáo tình hình, cháu cũng xin nhận lỗi về mình vì đã chưa thực sự sát sao trong công tác thăm nắm tình hình và đôn đốc nhắc nhở các nhà trường đã được tổ chức tài trợ. Một lần nữa cháu thực sự mong các cô, chú, anh, chị thông cảm. Sẽ không có tình trạng các lớp học chỉ rải xốp khi cho trẻ ngủ nữa mà từ nay xốp sẽ được tận dụng hết công suất ạ. Chúc các chú, cô, anh, chị mạnh khỏe.

  15. Quy Nguyen nói:

    Em có ý kiến thế này về 2 anh em Tráng A Chao và Tráng Thị Lan.
    Liệu có thể gửi 2 em này ở nhà ai đó để có ng chăm sóc rồi kêu gọi những nhà hảo tâm ủng hộ hàng tháng cho các em để các em có một mái nhà và có được bữa cơm mỗi khi chiều về. Nhín các bé tội quá

    • Do Chi Dzung nói:

      Hai bé đó như thế nào vậy bạn Quyên, Share mình biết nhé, biết đâu mình giúp được gì đó

      • Nhung nói:

        Nếu không nhầm thì đây là thông tin của 2 bé, ngay trong bài này luôn đó Anh Dũng:
        “Mà không khóc sao được khi mẹ chúng, sau thời gian sang đất Trung Quốc làm thuê đã mất ngay tháng trước (12/2011). Bố chúng, sau cả tuần khóc vợ, lại khăn gói sang Trung Quốc làm thuê, kiếm tiền nuôi con ăn học.

        Những ngày này, 2 anh em cứ dắt nhau đến từng nhà trong bản ngủ nhờ, ăn nhờ và sống lờ nhờ, trong cuộc đời áo cơm rất thật.

        Thật đến mức: Cu anh Tráng A Chao lẽ ra đã học lớp 1 rồi, nhưng các cô cũng đành để nó… “lưu ban” lại Mầm non, để đợi em, trông em và sáng chiều, lẫm chẫm dắt nhau kiếm từng miếng cơm, ngụm nước…

        Mình đọc danh sách học sinh, thấy con bé Tráng Thị Lan sinh cùng ngày sinh với mình (23/10/2006). Gọi ngay điện thoại về nhà, nói chuẩn bị ít quần áo để gửi lên cho đứa bé…..”

        • Quy Nguyen nói:

          Em thấy lâu lâu ko có ai nhắc đến 2 anh em Tráng A Chao và Tráng Thị Lan. Ko biết bây giờ 2 em ấy thế nào rồi ạ?
          Em muốn ủng hộ hàng tháng khoảng 400.000/tháng cho 2 anh em. Nhưng số tiền ấy cũng chưa thể giải quyết mọi vấn đề chẳng hạn như chuyện ăn ở, học hành rồi những lúc ốm đau.
          Bác TĐT ơi, có cách gì giúp các cháu đc ko ạ?

          • trandangtuan nói:

            Từ chiều đến giờ comment này ám ảnh , mà không kịp làm gì.
            Sáng sớm đi Mường Khương rồi. Quy Nguyen nhớ hộ việc này. Mail nhắc hộ nhé, sẽ nhờ bạn bè vụ này.Tất nhiên là chúng ta sẽ giúp được mà.

  16. dân thường nói:

    Giá như được anh Tuấn bật mí:
    Tại sao những việc làm, hình ảnh và lời bình các anh đưa lên, không thấy xuất hiện trên các phương tiện thông tin của “đảng”? sao đồng nghiệp cũ của anh không đưa việc làm của anh lên VTV như một điển hình cần nhân rộng?…
    Phải chăng việc này anh đã muốn làm từ thời còn đương chức mà không được vì thiên đường CNXH không được có cảnh đó?
    Số tiền các anh gom được chẳng đáng là bao. Trong khi nhiều ngàn tỉ ủng hộ qua chương trình “nối vòng tay lớn” (VTV trực tiếp ngay tuần trước), chẳng biết được sử dụng ra sao?…
    Thương quá VN ơi!

    • trandangtuan nói:

      Tôi nghĩ không nhất thiết việc nào cũng phải được ” tuyên truyền” trên báo, trên TV. Và chúng tôi cũng không muốn bị hiểu là đang làm việc gì mang hơi hướng vụ lợi ( cho dù là vụ lợi về tinh thần). Và tôi biết nhiều người , nhiều tổ chức lặng lec làm tự thiện, dù quy mô lớn hơn rất nhiều lần việc chúng ta làm ở CT ” Cơm thịt”. Vả chăng, công đồng mạng đã là một sự liên kết rất rộng rãi. Chưa thấy sự thiếu hụt trong việc tìm cách liên kết các tấm lòng .

      • Phan Anh nói:

        Có hai câu thơ này đem đặt vào đây sau khi đọc phản hồi trên của anh Tuấn.

        Sáng trong và lặng lẽ
        Giản dị mới uyên thâm

        Chúc chúng ta vững bước an vui

      • Minh Thanh nói:

        Theo tôi nghĩ đây không phải là tuyên truyền mà mình đưa những gì mình đã vi hành cùng thâm nhập vào cuộc sống của mọi người biết được hoàn cảnh khó khăn, nghèo nàn, lạc hậu của dân mình. Để các lãnh Đạo và Nhà Nước biết thực tế đất nước mình vừa nghèo nàn và lạc hậu. Với những bài viết cùng hình ảnh mà anh Tuấn cùng bác bạn đã phải vất vả đi vi hành cùng thâm nhập vào mới có, mới biết. Căn cứ những gì anh Tuấn làm và những gì thực tế anh Tuấn thực hiện để đưa ra. Tôi nghĩ Đảng và Nhà Nước nhìn vào thực tế anh Tuấn đưa ra và nhìn vào blog TĐT đang làm để có chính sách đường lối giúp dân, đặc biệt là nhân dân miền núi.

      • Minh Thanh nói:

        Theo tôi nghĩ đây không phải là tuyên truyền mà mình đưa những gì mình đã vi hành cùng thâm nhập vào cuộc sống của mọi người biết được hoàn cảnh khó khăn, nghèo nàn, lạc hậu của dân mình. Để các lãnh Đạo và Nhà Nước biết thực tế đất nước mình vừa nghèo nàn và lạc hậu. Với những bài viết cùng hình ảnh mà anh Tuấn cùng các bạn đã phải vất vả đi vi hành cùng thâm nhập vào đời sống của người dân miền núi mới có, mới biết. Căn cứ những gì anh Tuấn làm và những gì thực tế anh Tuấn thực hiện để đưa ra để giúp người dân miền núi. Tôi nghĩ Đảng và Nhà Nước nhìn vào thực tế anh Tuấn đưa ra và nhìn vào blog TĐT đang làm để có chính sách đường lối giúp dân, đặc biệt là nhân dân miền núi thoát cảnh khó khăn, nghèo nàn, lạc hậu.

    • Dạ Quỳnh nói:

      Em trả lời thay hộ bác Tuấn. Đưa lên chỉ thấy mỗi bác Tuấn nhà mình có Tâm còn các bác lãnh đạo nước mình toàn là những người vô tâm.

      • trandangtuan nói:

        Ấy chết, sao lại thế. Hoạt động của CCT chỉ là phần đóng góp nhỏ thêm vào các chương trình lớn của quốc gia hỗ trợ vùng cao thôi.

  17. Nhung nói:

    Nói ít làm nhiều tốt hơn bạn ạ.

  18. bach nói:

    Cảm ơn các bác đã cho cháu biết không khí Dền Thàng!

  19. Đáng ra bác Tuấn phải bỏ TH đi làm từ thiện từ lâu rồi mới phải.

    • Chí Dũng nói:

      Đáng ra bác Tuấn phải bỏ TH đi làm từ thiện từ lâu rồi mới phải.
      Đúng vậy. Tiếc thật bác TĐT làm sớm hơn thì tốt và hay gấp mấy lần bây giờ bác làm. Điều đó chứng tỏ có còn hơn không và muộn còn hơn là không có.

  20. Khi đọc bài này lại không kịp ủng hộ rồi, đã có ý nhưng công việc cộng với cái tính “ngại làm từ thiện” đã làm lỡ đi cái tâm mất rồi. Ngày mai nhất định sẽ chuyển tiền vào tài khoản của bác Tuấn. Mong bác giúp chuyển cho các cháu.
    – 1,000,000 đồng: Quĩ Cơm có thịt.
    – 1,000,000 đồng: Cho gách hàng xén.
    Nhất định thế (Bắt chiếc giọng bác MTH)

  21. Huyen nói:

    Theo em, Ngành giáo dục nên cho nghỉ 2 tháng hè và 1 tháng mùa đông. Các bác ở Thành phố mùa đông thì có áo ấm, chăn ấm, lò sưởi, điều hòa nên đâu có thấu được cái rét cắt da cắt thịt ở miền núi.

  22. Cong Nguyen nói:

    Cảm động quá, lần trước tôi cũng đọc được bài của anh Tuấn, bàn với mấy người bạn quyên góp ủng hộ các cháu, nhưng không thành. có lẽ tôi chưa đủ duyên, đủ lực để vận động bạn bè. Lần này đọc bài tôi thấy cay cay ở sống mũi. Giọt nước mắt tự nhiên lăn ra từ khi nào.

  23. Có gì cho lấy chứ? Những người thiện nguyện có phải là các nhà hoạch định ra các chính sách đâu.
    —–
    GH thì cứ có gì cho đấy, có sức tới đâu thì lên giúp tới đấy. Mỗi người một chân một tay có phải đỡ hơn được cho họ không? Đói khát, bệnh tật ra đấy còn lo giữ gìn bản sắc gì nữa. Cấu xin Chúa ban cho họ thật nhiều người thiện nguyện như các anh, các chị, các em, các cháu đã, đang và sẽ làm hết lòng vì họ

  24. hanh.pham nói:

    cháu không biết nói gì hơn, chỉ biết là đã khóc nức nở …

  25. nguyen my ngoc nói:

    cho toi di lam tu thien voi

  26. nguyen my ngoc nói:

    toi muon giup cac be thi lam the nao ? toi o tp hcm

  27. Dan Ha noi nói:

    Doc ma ko the ko chay ca nuoc mat,minh cung muon di 1 lan truc tiep xem noi kho vung cao ra sao..Nhung xem thi thay toan nhung nguoi noi tieng qua ..Toan la cua VTV,WHO..nen ngai qua.

    • Lana nói:

      Bạn Dan Ha Noi ơi đứng trước bọn trẻ con ăn mặc nhem nhuốc rét tím, bọn mình không ai là người nổi tiếng, chỉ là những người chung mong muốn chia sẻ một miếng thịt một tấm áo một chút quan tâm và tấm lòng ấm áp với bọn trẻ.
      Bởi có nổi tiếng mấy thì cũng sẽ có người nổi tiếng hơn. Nếu để ý đến điều ấy thì e rằng những chuyến đi vất vả như này sẽ không có người chung vai gánh bạn ạ.

      • Mai Lan nói:

        Không phải mình làm để mình nổi tiếng. Mà mình đã nổi tiếng sẵn rồi nên càng làm càng nổi tiếng. Vừa giúp được mọi người. Và mọi người đều biết đến những việc mình đang làm là những việc hành thiện, đấy là những điều tốt đẹp và mang lại lợi ích cho xã hội, cộng đồng nói chung. Và mọi người hãy nhìn vào những bolg TĐT đang làm và hãy nhìn vào bài viết của bolg TĐT về sự nghèo nàn, lạc hậu, khó khăn của đất nước Việt Nam. Thay vào mình sống một cách vô tâm trước những hoàn cảnh nghèo nàn, lạc hậu khó khăn đấy bằng cách mình hãy cùng mọi người hãy chuyển tiền vào tài khoản của blog TĐT càng nhiều càng tốt để blog TĐT thay mọi người đi giúp mọi người chuyển ” có Cơm có thịt” đến giúp đỡ người dân mọi miền trên đất nước mọi lúc, mọi nơi đang gặp khó khăn, thiếu thốn. Đấy là mong muốn, nguyện vọng của blog TĐT nói riêng và của mọi mgười nói chung. Đấy là một điều tốt đẹp, một điều đáng hoan nghênh, đáng trân trọng quý báu về nghĩa cử cao đẹp của mọi người.
        Bạn Dan Ha Noi nên có suy nghĩ tốt đẹp và khoáng đạt hơn.

  28. Em chào Anh.
    Em ở nước ngoài nhưng đọc bài của anh em cảm thấy rất xúc động và thương các con. Em có 1 chút quà muốn gửi các con thì có thể liên lạc với ai, địa chỉ nào để gửi cho các con ạ. Em cảm ơn anh nhiều.
    Đinh Ngọc Anh
    email: ngoc.anh_dinh@ymail.com

    • trandangtuan nói:

      Bạn có thể gửitiền về Tk lập riêng để nhận và chuyển đi đến các trường các ủng hộ cho CCT đăng ngay đầu blog này. Cám ơn bạn.

  29. trandangtuan nói:

    Tôi xin có vài chia sẻ nhân những comments gần đây nhất.
    Thực sự CCT là một việc làm nhỏ của những ai quan tâm đến trẻ vùng cao..Nó không thay thế (không ai có suy nghĩ thế cả) những chế độ, chính sách . Đã nhiều lần tôi nói rằng chính sách mới tạo ra thay đổi lớn được. Và thực sự là hơn một năm qua đã có nhiều chính sách mới giúp trẻ em nội trú vùng cao và trẻ mầm non được dần đưa vào thực hiện. CCT chỉ là một sự đóng góp nhỏ vào những công việc cần làm cho trẻ em vùng khó khăn. Nó là việc xuất phát từ tâm của mọi người. Không ai có tham vọng gì cả ở chỗ này.
    Khi thấy ai thiếu thốn, chúng ta chia sẻ để nhất thời dịu đi cái thiếu thốn.Đó là phản xạ bình thường của chúng ta. Chúng ta ít nghĩ đến chuyện nó là giúp “Con cá” hay ” Cần câu”. Vả chăng đây là câu chuyện khá dài và chắc có nhiều cách hiểu.Cách hiểu của chúng tôi là thế này:
    Khi giúp đỡ khiêm tốn của chúng ta qua CCT đến với gần 6 ngàn trẻ (hiện nay), ở những nơi đó điều có thật là nhiều trẻ đến lớp hơn. Có nghĩa là nhiều cơ hội hơn cho các em sau này. Giúp bữa ăn tốt hơn cho trẻ không thể thay đổi mức sống của vùng cao, không thể thay đổi về làm ăn, thu nhập của gia đình các em. Nhưng giúp các em có thể đi học đều hơn và có sức khoẻ tốt hơn để học. Nếu có cách cải thiện đời sống vùng cao dễ dàng thì người ta đã làm rồi. Nên đừng nghĩ chúng ta giúp gì nhiều cho việc đó. Nhưng với những việc làm nhỏ đang làm, chúng ta có thể giúp nhiều bé hơn đi học, học tốt hơn. Và tương lai là ở chỗ đó.
    CCT góp một phần nhỏ vào dạy học ở vùng khó khăn. Hình như chưa ai nói đầu tư vào học thức là đầu tư cho “con cá, chứ không phải ” cần câu”, phải không các bạn ?

  30. Cư Sĩ Thích Đủ Thứ nói:

    Cuối tuần em rảnh, gửi các bác mấy câu kệ, tham gia diễn đàn cho xôm:
    “Người hơn thì thêm oán,
    Kẻ thua ngủ chẳng yên,
    Hơn – thua hai đều xả,
    Ấy được an ổn ngủ”.
    Chúc các bác có nhiều sức khỏe để làm được nhiều tốt đẹp cho các cháu.

  31. Quang nói:

    Cuối tuần đọc còm của các bác thấy vui vui, vì lâu rồi mới có người còm rất hăng say vào trang này. Không thấy nói gì về giúp hoặc cách giúp cho các cháu ở miền núi mà toàn chuyện cá nhân ngoài lề. Tôi chẳng biết chuyện cá nhân của các bác thực hư thế nào, nhưng lại thấy gờn gợn tại sao mấy cái còm kiểu ” khai quật” này lại xảy ra một ngày sau khi bác Tuấn có thư ngỏ gửi ông bộ trưởng bộ nội vụ. Cuối tuần rồi, mong các bác bình tâm.

  32. trandangtuan nói:

    Thưa các bạn.
    Blog này từ trước đến giờ để chế độ mở đối với phản hồi. Mọi phản hồi đều tự động hiển thị. Nếu là khen chê, tranh luận thì là chuyện bình thường, nhưng vài comment hôm nay không phải là như vậy, mà là gây sự và ăn vạ. Theo dõi thời gian và địa chỉ IP của các com này không khó để thấy khả năng nhiều comments trong đó có nick khác nhau nhưng chung một địa chỉ tác giả. Đây là blog cá nhân và blog này chỉ hướng vào việc của một chương trình nhỏ giúp học trò miền cao. Tôi không thể để bản thân hay những người ủng hộ chương trình mất thời gian vì có người lợi dụng việc blog để ngỏ. Đó là lý do từ nay tôi sẽ sử dụng công cụ lọc spam. Xin lỗi anh Tiến, nguavang, Hùng Nguyễn..một số bạn khác là sẽ cất câu các anh trả lời các com thiếu thiện chí kia, để khỏi gây khó hiểu cho người đọc sau.

    • Ngua Vang nói:

      Hoan hô bác Tuấn.
      Em comment ủng hộ chương trình CCT mà có người lại nghĩ em là bác mới hay chứ lị, em mà được một phần như bác thì nhà em đã có phúc lắm rồi.
      Chúc bác nhiều sức khỏe!

  33. Một người bạn nói:

    Trộm nghĩ nhóm Admin Blog CCT cần dọn dẹp nhà cửa ạ. Blog mở cửa mời mọi người ghé chơi nhưng những cái còm không có tính xây các bác cũng nên dọn bỏ, các bác không cần câu nệ .
    Trân trọng.

  34. Mẹ Đốp Hoài Tố Hạnh nói:

    Rất cám ơn nếu cơm có thịt để chế độ kiểm duyệt com để dọn rác thối cho bạn đọc tử tế khỏi buồn ói trước những “Ngọc thể- linh ma thối”…

Gửi phản hồi cho Nguyễn Thanh Việt Hủy trả lời